Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những điều cần biết về bướu cổ Hashimoto

Ngày 24/12/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Theo nghiên cứu, bệnh nhân bị bướu cổ Hashimoto có tỉ lệ bị suy giáp cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường. Đây là một bệnh khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tuyến giáp.

Theo nghiên cứu, bệnh nhân bị bướu cổ Hashimoto có tỉ lệ bị suy giáp cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường. Đây là một bệnh khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tuyến giáp.

Những điều cần biết về bướu cổ Hashimoto 1Bướu cổ hashimoto là một bệnh khá nguy hiểm

Bướu cổ Hashimoto: Nguyên nhân, triệu chứng

Bướu cổ Hashimoto là bệnh gì?

Bướu cổ Hashimoto còn có các tên gọi khác như: Viêm tuyến giáp Hashimoto, Viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho mạn tính. Bệnh này là bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến giáp. Cụ thể, bình thường hệ thống miễn dịch của cơ thể có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, virus lạ xâm nhập nhưng khi mắc bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch bị lỗi và quay sang tấn công chính cơ thể.

Hệ thống miễn dịch bị rối loạn gây nên bướu cổ Hashimoto, tạo ra các tự kháng thể tấn công tuyến giáp. Dẫn đến làm giảm chức năng tuyến giáp và giảm lượng hormone tuyến giáp, từ đó gây bướu cổ suy giáp.

Tuyến giáp là bộ phận có chức năng quan trọng trong cơ thể, nó đảm nhiệm vai trò điều hòa sự trao đổi chất, kiểm soát sự tăng trưởng, nhiệt độ và năng lượng của cơ thể. Bất kỳ thay đổi nào của tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng và làm rối loạn sự trao đổi chất và các vấn đề khác trong cơ thể..

Không phải tất cả các trường hợp mắc bướu cổ Hashimoto đều bị suy giáp nhưng Hashimoto là nguyên nhân số 1 dẫn đến suy giáp. Suy giáp do Hashimoto diễn ra âm thầm và càng ngày càng nghiêm trọng..

Các triệu chứng của bướu cổ Hashimoto

Các triệu chứng phổ biến nhất và dễ nhận thấy của bệnh Hashimoto là: bướu cổ; mệt mỏi, buồn ngủ, thẫn thờ, hay quên; tăng cân; táo bón; lo âu, phiền muộn; rối loạn kinh nguyệt; móng tay và tóc khô xơ, dễ gãy; da khô ngứa và bị phù mặt.

Khi thấy các dấu hiệu bướu cổ Hashimoto điển hình trên, người bệnh nên đi khám ở bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tránh để lâu dẫn đến suy giáp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân bướu cổ Hashimoto

Như đã nhắc ở mục trước, nguyên nhân bệnh bướu cổ Hashimoto do rối loạn hệ thống miễn dịch gây nên. Lúc này hệ thống miễn dịch đã không nhận ra tế bào tuyến giáp bình thường mà coi các tế bào tuyến giáp như là tế bào lạ tấn công cơ thể, gây đáp ứng miễn dịch tạo ra các kháng thể quay ngược lại phá hủy tế bào. Một số nghiên cứu cho biết, các yếu tố môi trường khác nhau cũng có ảnh hưởng tới căn bệnh này.

Chẩn đoán, biến chứng và điều trị bệnh

Chẩn đoán bướu cổ Hashimoto

Chẩn đoán bướu cổ Hashimoto dựa vào các biểu hiện lâm sàng như bướu giáp, triệu chứng suy giáp. Ngoài ra, chẩn đoán bệnh còn phải dựa vào xét nghiệm máu: kháng thể kháng tuyến giáp (kháng thể này rất đặc hiệu trong viêm tuyến giáp Hashimoto nhưng không phải gặp ở tất cả các bệnh nhân); TSH tăng, FT4 giảm.

Chọc tế bào tuyến giáp làm xét nghiệm tế bào học không phải là xét nghiệm thường quy ở tất cả các bệnh nhân nhưng đây là xét nghiệm để phân biệt viêm tuyến giáp Hashimoto với các bệnh tuyến giáp khác.

Những điều cần biết về bướu cổ Hashimoto 2Có thể chuẩn đoán bướu cổ hashimoto bằng xét nghiệm máu

Biến chứng của bướu cổ Hashimoto

Nếu không điều trị một cách kịp thời và đúng đắn, bệnh bướu cổ Hashimoto có thể ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người bệnh và gây ra các biến chứng như bệnh tim mạch, tâm thần kinh, phù niêm và có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi khi mẹ mắc bệnh bướu cổ Hashimoto mà không được điều trị.

Điều trị như bướu cổ Hashimoto

Phương hướng điều trị bướu cổ Hashimoto phụ thuộc bệnh nhân đã có suy giáp hay chưa. Nếu không có bằng chứng của thiếu hụt hormon giáp thì bệnh nhân không cần điều trị gì nhưng cần tái khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời suy giáp. Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc có tác dụng điều trị khỏi hẳn bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.

Trường hợp bệnh nhân có suy giáp sẽ được điều trị thay thế bằng hormon giáp tổng hợp, thuốc có cấu trúc và tác dụng giống hệt hormon tự nhiên do tuyến giáp sản xuất ra.

Thông thường, sau khi điều trị một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ thấy đỡ mệt. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ phải mất khoảng 3-6 tháng nếu muốn cải thiện hoàn toàn các triệu chứng cũng như kết quả xét nghiệm (T4, TSH, cholesterol...) về bình thường.

Điều chỉnh liều thuốc: Một khi bị suy giáp, các bệnh nhân bướu cổ Hashimoto cần điều trị hormon thay thế suốt đời. Để đảm bảo liều thuốc có tác dụng thì bệnh nhân cần được xét nghiệm đánh giá thường xuyên, có thể là hàng tháng trong thời gian đầu cho đến khi xác định được liều thích hợp và sau đó là hàng năm.

Dùng liều thuốc thyroxin cao hoặc thấp quá đều không tốt, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Thường các bệnh nhân bắt đầu dùng liều thấp rồi tăng dần dựa trên kết quả xét nghiệm. Mục tiêu và cũng là chỉ số điều chỉnh liều thyroxin là TSH máu, tốt nhất là ở mức 0,5 - 2,5 U/l. Bệnh nhân cần nhớ là không nên uống thuốc vào buổi sáng ngày đi khám để xét nghiệm được chính xác.

Những điều cần biết về bướu cổ Hashimoto 3Điều trị bướu cổ hashimoto bằng cách uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bướu cổ Hashimoto là một bệnh nguy hiểm. Do đó ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn nên đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm