Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều mẹ bỉm sữa đang truyền tai nhau về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Vậy thì cụ thể ăn dặm tự chỉ huy là gì? Và có điểm nào khác hơn so với ăn dặm truyền thống? Nếu bạn cũng cùng băn khoăn trên thì hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!
Ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật thì khá phổ biến, gần như ai cũng biết. Còn ăn dặm tự chỉ huy là gì? Phương pháp này mới nổi những năm gần đây và được rất nhiều mẹ bỉm sữa ca ngợi. Để biết rõ hơn ưu nhược điểm và cách ăn dặm tự chỉ huy hãy cùng Nhà thuốc đi tìm lời giải đáp nhé!
Ăn dặm tự chỉ huy có tên tiếng Anh là Baby led weaning (BLW) đó là cách ăn dặm cho phép bé tự quyết định mọi thứ. Phương pháp này khác hoàn toàn so với ăn dặm truyền thống.
Nếu như ăn dặm truyền thống bé học cách nuốt trước khi nhai, thì ngược lại ăn dặm tự chỉ huy bé sẽ học nhai trước khi nuốt. Ngoài ra, bé cũng được tự ý lựa chọn thức ăn theo sở thích của mình.
Việc của ba mẹ đó là chuẩn bị các món ăn cho bé và ăn cùng bàn, cùng thời điểm với bé. Đặc biệt hơn, thay vì bạn sẽ dùng muỗng để đút cho bé thì ở cách ăn dặm này bé được tự mình dùng tay cầm nắm cho thức ăn vào miệng. Đó sẽ là một sự khám phá vô cùng thú vị với các bé.
Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp ăn dặm tự chỉ huy lại được nhiều mẹ bỉm sữa dành nhiều lời khen đến như vậy. Thực tế, cách ăn dặm này khá phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu. Bởi lẽ, thông qua ăn uống bé được học hỏi và rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau.
Trước tiên, đó là kỹ năng vận động thô thông qua việc sử dụng nhuần nhuyễn các ngón tay để lấy thức ăn. Bên cạnh đó, cách ăn dặm này còn cho phép bé được tự mình thưởng thức và phân biệt món ăn qua mùi vị khác nhau.
Hơn thế nữa, bé được học nhai trước khi nuốt. Vi thế sẽ tạo được phản xạ tự nhiên, tập thói quen xử lý và cảm nhận thức ăn qua khứu giác, vị giác, thị giác và xúc giác.
Đặc biệt hơn, thay vì phải ăn một mình và được mẹ bón cho từng thìa cháo thì ngược lại với ăn dặm tự chỉ huy bé được ăn với người lớn. Nhờ đó, tăng thêm tình cảm gắn kết trong gia đình.
Thông qua những bữa cơm hàng ngày bé cũng có thể bắt chước theo thói quen hoặc hành vi người lớn. Và đó sẽ là những trải nghiệm giúp bé khám phá ra rất nhiều điều hay xung quanh thế giới thú vị này.
Tuy rằng ăn dặm tự chỉ huy mang lại nhiều lợi ích vượt trội nhưng mẹ cũng cần lưu ý những điều sau nếu dự định cho bé ăn dặm theo cách này.
Về độ tuổi cho bé ăn dặm tự chỉ huy được khuyến khích nên từ 6-10 tháng tuổi trở lên. Vì lúc này lợi của bé đã cứng. Do đó, có thể ăn đa dạng thức ăn hơn và dễ dàng xử lý nếu gặp thức ăn hơi cứng.
Ngoài ra, mẹ nên quan sát và chọn các món ăn theo sở thích của bé nhưng vẫn đảm bảo giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, để tăng sự thú vị và kích thích trẻ khám phá mẹ hãy cắt sợi hoặc chế biến món ăn trong những chiếc bát ăn dặm dễ thương. Có thể tạo món ăn thành các hình dạng đáng yêu, kích thích sự tò mò ở trẻ, như là hình con cá, hình chú thỏ, con ong, con gấu,...
Mặt khác, vì hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn thiện nên mẹ tránh cho bé ăn những món ăn khó tiêu. Ví dụ như trứng lòng đào, thức ăn nhiều đường, thức ăn nhanh hoặc hạt ngũ cốc. Đồ ăn của bé cũng không nên cho nhiều muối, nên cho bé ăn nhạt để không gây áp lực lên thận.
Cách ăn dặm tự chỉ huy sẽ giúp bé khám phá được nhiều điều hay. Do vậy, mẹ nên cho bé tự ngồi trên ghế tập ăn, ngồi thẳng lưng và mặt quay về phía bàn ăn. Ghế ăn cũng nên chọn loại nhỏ gọn, dễ vệ sinh, có thể điều chỉnh các nấc độ cao khác nhau nếu để dưới đất.
Bên cạnh đó, trong quá trình ăn dặm sẽ không tránh khỏi thức ăn rơi vãi, dính vào áo quần bé. Vì thế bạn nên chuẩn bị một chiếc yếm đeo quanh cổ có khuy gài để tránh việc bé tự gỡ ra nhé.
Ngoài ra, quá trình ăn dặm nên được phân chia theo từng giai đoạn tùy thuộc vào sự phát triển của bé.
Giai đoạn 1 từ 6-7 tháng tuổi: Ở giai đoạn này mẹ tập trung tập cho bé kỹ năng cầm nắm. Những loại thức ăn được khuyến khích nên ăn bao gồm rau củ luộc cắt thanh dài. Chỉ nên luộc chín vừa đảm bảo rằng bé không thể bóp nát được.
Một số loại rau giàu dinh dưỡng như: Bí đỏ, bí xanh, su su, bí ngòi, su hào, súp lơ trắng, măng tây, dưa chuột, bông cải xanh,..
Trái cây như: Dứa, cam, dưa hấu, táo, lê, đào, đu đủ.
Tinh bột như: Bún, nui, mì udon, bánh phở. Khi bé đã ăn quen bạn mới cho ăn các tinh bột khác như cơm hoặc bánh bao nhé.
Giai đoạn 2 từ 8-9 tháng tuổi: Lúc này bé đã làm quen với việc cầm nắm. Nên bạn sẽ tập cho bé kỹ năng bốc nhón món ăn. Có thể bổ sung vào thực đơn của bé một số món đa dạng hơn như Bắp nếp, nấm, cải thảo, đậu. Hoặc trái cây như thanh long, chôm chôm, vải, nhãn, kiwi, quýt, cam. Ngoài ra, bổ sung thêm một số loại thực phẩm tăng canxi cho xương như tôm, cua, cá, trứng rán xé nhỏ.
Giai đoạn 3 từ 9 đến 12 tháng tuổi: Tập kỹ năng tự xúc ăn bằng thìa cho bé. Ở giai đoạn này bé đã làm quen với thức ăn và có các kỹ năng cầm nắm, bốc nhón linh hoạt. Do vậy, bạn sẽ tập cho bé cách tự cầm thìa nĩa xúc ăn. Một số món được ưu tiên đó là dâu tằm, na, hồng xiêm, bơ, sữa chua yến mạch,...
Bên cạnh đó, để quá trình ăn dặm đạt kết quả mỹ mãn mẹ cần lưu ý nên cho bé ăn ở thời điểm phù hợp. Không bắt ép bé ăn khi tâm trạng không được tốt, khi mệt mỏi, buồn ngủ hoặc đang quấy khóc. Ngoài ra, tuyệt đối không không pha trò, chọc cười khi bé đang ăn. Hãy đảm bảo để bé được tập trung và tự mình tìm hiểu các món ăn khác nhau.
Như vậy, trên đây là tất tần tật những điều cần biết về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy ở trẻ. Phương pháp này hiện được áp dụng rất phổ biến tại nhiều nước châu Âu vì giúp trẻ tăng tính tự lập ngay khi còn nhỏ. Tuy vậy, mẹ cũng cần tìm hiểu cách xử lý khi bé bị nghẹn hoặc hóc lúc ăn. Chúc mẹ nuôi con khỏe và hay ăn chóng lớn nhé!
Nga Tần
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.