Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Những loại trà cho bà bầu nào nên dùng?

Ngày 22/10/2022
Kích thước chữ

Uống trà khi mang thai là thói quen của không ít chị em. Tuy nhiên, để nắm được loại trà cho bà bầu nào nên hoặc không nên uống để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi thì hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Việc tiêu thụ thực phẩm, thức uống trong thai kỳ cần đặc biệt được quan tâm, trong đó có cả việc tìm hiểu thông tin về các loại trà cho bà bầu có thể uống hoặc cần phải tránh, trà cho bà bầu 3 tháng đầu ra sao… 

Mặc dù chưa có thông tin nào cấm thai phụ sử dụng cafein nhưng khuyến cáo hàm lượng phải nên không được vượt quá 300mg/ngày. Đặc biệt, bạn cần hạ xuống dưới 100mg cafein/ngày nếu là người nhạy cảm với cafein. 

Uống trà khi mang thai quá nhiều gây ra những nguy cơ nào?

Cho đến nay các nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn xác định tác hại của cafein đối với thai phụ nhưng chất cafein này được khuyến cáo không nên sử dụng khi phụ nữ mang thai

Những loại trà cho bà bầu nào nên dùng? 1 Cần nắm được loại trà nên hoặc không nên uống để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Chị em có thể tham khảo hàm lượng cafein trong một số loại trà (dung tích 240ml) sau đây:

  • Trà matcha: 60 - 80mg;
  • Trà ô long: 38 - 58mg;
  • Trà đen: 47 - 53mg;
  • Trà đóng chai: 47 - 53mg...

Qua nghiên cứu, chất cafein trong trà có thể đi qua nhau thai gây ảnh hưởng lên chức năng gan của trẻ. Nói cách khác, cafein không tốt cho cả người mẹ lẫn nguy cơ khiến thai nhi gặp bệnh về gan nếu suy giảm chức năng. 

Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, uống trà khi mang thai còn có thể gây tăng nguy cơ sinh non, hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân, dị tật… 

Trong lá trà còn chứa acid tannic và theophylline, đặc biệt là acid tannic khi kết hợp với nguyên tố sắt sẽ trở thành một hợp chất mà cơ thể khó hấp thu, từ đó khiến thai nhi không hấp thu được chất sắt. Bên cạnh đó, thai phụ nếu uống trà thường xuyên sẽ làm tim đập nhanh hơn, đi tiểu nhiều hơn, tuần hoàn máu nhanh hơn,...

Do đó, nếu không thể tuyệt đối kiêng trà, chị em hãy nhờ đến tư vấn của bác sĩ về hàm lượng cafein, các loại trà cho bà bầu, hay trà cho bà bầu ba tháng đầu,... để việc dùng trà không làm ảnh hưởng đến thai kỳ, gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Theo các chuyên gia, trà thảo mộc là những loại trà cho bà bầu có thể dùng được trong thai kỳ. Do trà thảo mộc chủ yếu chiết xuất từ quả khô, dược thảo trong tự nhiên nên chúng không chứa cafein. 

Những loại trà cho bà bầu nào nên dùng? 2 Theo các chuyên gia, trà thảo mộc là những loại trà cho bà bầu có thể dùng được trong thai kỳ.

Tuy nhiên, dù uống loại trà cho bà bầu nào thì tốt nhất bạn cũng chỉ nên dùng sau 12 tuần. Khi đó thai đã ổn định hơn, giảm bớt nguy hiểm có thể gây ra cho sức khỏe mẹ và bé. Bên cạnh đó, uống trà cũng phải đúng cách. Trước khi dùng trà, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Những loại trà cho bà bầu nào được khuyên dùng?

Như đã có đề cập bên trên, một số trà thảo mộc là trà cho bà bầu dùng được, thậm chí còn là giải pháp hiệu quả trong việc làm giảm bớt ốm nghén, căng thẳng, giấc ngủ ngon hơn…

Dưới đây là một số loại trà cho bà bầu có thể tham khảo sử dụng:

Trà bạc hà 

Bạc hà là thảo mộc có tác dụng giảm đầy hơi, nôn mửa và cải thiện một số triệu chứng ốm nghén khác. Vì thế, nếu thắc mắc trà cho bà bầu 3 tháng đầu nào dùng được thì đó chính là trà bạc hà.

Trà gừng

Những loại trà cho bà bầu nào nên dùng? 3 Uống trà gừng khi mang thai giúp tâm trạng mẹ bầu tốt hơn.

Ngoài trà bạc hà, trà gừng cũng là loại trà cho bà bầu giúp chống lại các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn, đau đầu, say tàu xe, khó tiêu,... Nhờ trong gừng có chứa gingerol nên uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho thai phụ, đặc biệt có thể dùng trong giai đoạn đầu mang thai. 

Bên cạnh đó, uống trà gừng khi mang thai còn giúp tâm trạng mẹ bầu tốt hơn.

Trà xanh 

Trà xanh nếu sử dụng hợp lý có tác dụng tăng cường sức khỏe thai phụ trong thời kỳ mang thai nhờ trong trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn ngừa tổn thương thai nhi và mẹ bầu. 

Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giảm huyết áp cao và giữ cân nặng ở mức hợp lý.

Trà hoa cúc 

Trà hoa cúc là trà cho bà bầu dùng hiệu quả, có tác dụng giúp giải quyết các vấn đề về đường tiêu hóa, giảm đau khớp và mất ngủ. 

Ngoài ra, đặc tính chống viêm và chứa nhiều flavonoid, coumarin trong hoa cúc sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả các vấn đề sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trà húng quế

Công dụng của trà húng quế là chống viêm và điều hòa miễn dịch. Thai phụ có thể uống trà cho bà bầu này để bổ sung vitamin A, E, C, B1, ​​B2 và các khoáng chất magie, kẽm...

Trà thì là 

Trà thì là làm từ hạt hoặc quả thì là chín phơi khô, có tác dụng giúp tăng cường tiết sữa và cải thiện khả năng sinh sản. 

Ngoài ra, dùng trà thì là còn giúp chống co thắt, rút ngắn quá trình chuyển dạ, giảm các cơn đau khi sinh nở.

Những loại trà cho bà bầu nào nên dùng? 4 Trà thì là có tác dụng giúp tăng cường tiết sữa và cải thiện khả năng sinh sản. 

Trà cỏ xạ hương 

Loại trà cho bà bầu ba tháng nào dùng được thì bạn có thể nghĩ đến cỏ xạ hương. Trà cỏ xạ hương có công dụng giảm đầy hơi, đau dạ dày khi mang thai. 

Bên cạnh đó, trà này còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và cảm lạnh thông thường khi mang thai.

Trên đây là những thông tin về các loại trà cho bà bầu dùng được trong thai kỳ, thậm chí chúng còn là giải pháp hiệu quả để cải thiện triệu chứng cho thai phụ trong thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, cơ thể thai phụ rất nhạy cảm, do đó bất kỳ việc sử dụng thực phẩm, hay giải pháp tăng cường sức khỏe nào tốt nhất cũng đều nên có sự tư vấn của bác sĩ trước khi áp dụng. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé, giúp thai phụ có được một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin