Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bước vào thai kỳ, phụ nữ nên cố gắng duy trì lối sống lành mạnh và nên ghi nhớ những lưu ý ăn uống khi mang thai để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Sau đây là một số loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh trong hơn 9 tháng mang thai.
Cá là một nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Chúng cung cấp một lượng lớn protein, vitamin D, axit béo omega-3 (đặc biệt là DHA và EPA) rất quan trọng cho sự phát triển não và thị lực của thai nhi. Mặc dù vậy, mẹ bầu cũng nên lưu ý tránh những loại cá sau nếu không muốn sức khỏe của cả hai bị ảnh hưởng.
Tuy ngon nhưng phomat mềm không tốt cho sức khỏe khi mang thai.
Những món ngon được chế biến có phomat mềm có thể chứa E.coli hoặc listeria - vi khuẩn có thể gây ra tình trạng khó chịu cho bạn và các vấn đề nghiêm trọng cho thai kỳ của bạn. Ví dụ về các loại pho mát như Roquefort, Camembert, Gorgonzola, Feta, Brie, Queso Fresco, Queso Blanco và Panela nếu chúng được làm từ sữa không được khử trùng bằng phương pháp Pasteur.
Giải pháp: Chọn pho mát cứng, chẳng hạn như phomat Thụy Sĩ hoặc cheddar, hoặc ăn phô mai mềm chỉ khi bạn chắc chắn 100% nó được làm từ sữa đã khử trùng.
Bạn cần nhớ được lưu ý ăn uống khi mang thai này để bảo vệ đứa con bé bỏng của mình. Hải sản hun khói không an toàn bởi chúng vẫn còn sống, trừ khi chúng đã được nấu đến 165 ° F. Chúng có thể chứa listeria monocytogenes - vi khuẩn gây bệnh listeriosis, một tình trạng nguy hiểm cho bạn và con nhỏ của bạn.
Giải pháp: Để ngăn ngừa bệnh listeriosis, hãy chọn hải sản hun khói đóng hộp và được nấu đến nhiệt độ 165 ° F.
Khi mang thai các mẹ nên tránh lạm dụng caffe để giữ gìn sức khỏe.
Nạp nhiều caffein vào cơ thể có ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của trẻ, nghiệm trọng hơn là sinh non và thậm chí sảy thai, do đó điều quan trọng là phải kiểm soát lượng đường và caffeine mà bạn tiêu thụ - đây là một lưu ý khi mang thai mà không phải mẹ bầu nào cũng biết. Một tách cà phê hoặc trà mỗi ngày được coi là an toàn, hãy cố gắng giữ nó dưới 200 mg. Và hãy nhớ rằng trà xanh và soda cũng có chứa caffeine, vì vậy đừng quá lạm dụng nếu bạn muốn con luôn khỏe mạnh.
Giải pháp: Chọn đồ uống không có caffeine. Nhìn chung, nước lọc và nước ép trái cây tươi là sự lựa chọn tốt nhất của bạn.
Bạn nên tránh tất cả các loại thịt ăn liền, vì chúng có thể chứa vi khuẩn listeria gây rối loạn hệ tiêu hóa. Ví dụ bao gồm cắt thịt nguội, thịt trưa, thịt bánh sandwich, thịt cắt lát, và hotdog. Nếu đây là một trong những món ăn khoái khẩu của bạn thì bạn cần lưu ý ăn uống khi mang thai hãy tránh các loại thực phẩm này.
Giải pháp: Nếu bạn vẫn muốn thưởng thức, bạn nên nấu chín chúng đến khoảng 165 ° F.
Trà thảo mộc không phải là thức uống lý tưởng khi mang thai.
Tất cả chúng ta đều coi các loại thảo mộc là một loại thực phẩm lành mạnh nhất trên Trái Đất, và điều này là có cơ sở. Tuy nhiên, một số loại thảo mộc đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để tránh thai hay loại bỏ thai nhi, và đến nay chúng vẫn còn tồn tại và được sử dụng bí mật - đây thực sự là một lưu ý ăn uống khi mang thai mà bạn phải ghi nhớ.
Giải pháp: Muốn an toàn cho thai nhi, trước khi thưởng thức loại trà thảo mộc nào bạn nên tìm hiểu về thành phần trà trong đó. Song, tốt nhất bạn nên tránh pha trộn các loại thảo mộc đã làm sẵn trong các nhà hàng và cửa hàng (nhân viên có thể không có thông tin chính xác 100% về chúng) và lựa chọn một tách trà xanh hoặc trà đen đơn giản.
Nói đến những lưu ý ăn uống khi mang thai, không thể không nhắc đến rượu. Thật không may, rượu bạn uống có thể đi qua nhau thai đến thai nhi đang phát triển trong bụng bạn. Rượu ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào làm cho chất dinh dưỡng và oxy không hoạt động bình thường trong cơ thể em bé. Đó là lý do tại sao mà phụ nữ khi mang thai bị cấm uống rượu để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như em bé.
Phương Linh
Nguồn: Brightside
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.