Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phấn rôm là gì? Phấn rôm là vật dụng không thể thiếu nằm trong danh sách những sản phẩm cần thiết cho trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời.
Phấn rôm là loại bột màu trắng có nhiều công thức hóa học khác nhau, nhưng thành phần chính là bột talc. Thành phần cấu tạo của bột talc chủ yếu là silicate magnesium ngậm nước và được điều chế thành dạng bột phấn. Ngoài công dụng trị hăm da cho trẻ, bột này vẫn được sử dụng trong công nghiệp để làm thức ăn cho vật nuôi, trong sản xuất dây cáp, gạch men, mỹ phẩm và một số loại thuốc viên nhưng không gây phản ứng phụ hay ngộ độc.
Bột talc có khả năng hút ẩm nên được dùng để thoa vào các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách, cho bé tránh bị hăm, ẩm ướt.
Phấn rôm cho bé có tác dụng chính là ngăn mồ hôi tiết ra da, giúp da thông thoáng vì thế, đa số trường hợp sử dụng phấn rôm nhiều nhất là thoa lên da bé sau khi tắm hoặc cũng sử dụng khi con bị rôm sảy. Tuy nhiên, phấn rôm chưa hẳn không gây hại, nếu không biết cách, mẹ bôi quá nhiều phấn rôm có thể làm bít lỗ chân lông khiến mồ hôi bé không thoát ra được, gây nhiễm trùng da, viêm da, hăm da. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà thấy bé bị rôm sảy thì mẹ nên để con vào phòng mát, chứ không nhất thiết là phải dùng phấn rôm nhiều có thể khiến tình trạng rôm sảy nặng hơn.
Ngoài ra phấn rôm được chế xuất chủ yếu là bột talc, nếu trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ thoa phấn rôm không đúng cách, có thể khiến bé hít phải. Trong một thời gian dài, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con. Do đó, việc chọn lựa ra những thương hiệu uy tín là điều ưu tiên hàng đầu cho mẹ nếu muốn sử dụng đúng cách phấn rôm là gì để chăm sóc cho bé yêu.
Nếu mẹ dùng phấn rôm cho bé, chỉ nên thoa phấn rôm ở lưng và mông bé. Mẹ tuyệt đối không nên đổ trực tiếp phấn lên cơ thể bé mà trước tiên phải đổ một ít vào lòng bàn tay rồi thoa đều sau đó mới từ từ thoa nhẹ lên da của con.
Sử dụng đúng cách phấn rôm là gì? Do trong phấn rôm có chứa bột Talc bên mẹ tuyệt đối không bôi phấn rôm lên mặt, mũi hoặc những phần kín trên cơ thể bé như mặt trong đùi, vùng kín hay bụng dưới vì đây là những vùng đổ mồ hôi nhiều. Mẹ mà thoa nhiều trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh thì da bé sẽ bị bí, không thoát khí ra được sẽ gây hăm da và viêm da. Đó là chưa kể đến thành phần có trong phấn rôm khá hại, mẹ cũng không nên thoa lên cổ của bé, tránh để bé hít phải và gây ra nguy cơ bệnh về đường hô hấp thậm chí quá tải có thể dẫn đến ung thư.
Cách dùng phấn rôm đúng cách là gì? Nếu mẹ muốn phòng tránh rôm sảy ở bé thì nên cho bé vào phòng có nhiệt độ mát, tắm rửa sạch sẽ cho bé là hết rôm ngay, không để bé ở nơi quá nóng bởi thực tế rôm sảy chỉ xuất hiện do thời tiết nóng, da bé bị mẩn ngứa. Cũng không nên đóng bỉm hay quấn tã quá lâu cho con, mẹ cần thay quần áo, thay tã thường xuyên để giữ vệ sinh da cho con. Hạn chế quấn bé quá kín gây nóng hoặc để nhiệt độ phòng bé quá cao, khi bé ít tiết mồ hôi thì rôm sảy sẽ lặn nhanh hơn.
Về thương hiệu khi lựa chọn phấn rôm là gì?: Mẹ nên ưu tiên chọn phấn rôm của các nhãn hàng có uy tín giúp giảm thiểu nguy cơ gây dị ứng da cho trẻ và yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm.
Về thành phần khi lựa chọn phấn rôm là gì?: Để phòng tránh tình trạng rôm sảy, hăm da ở trẻ thì cách tốt nhất là mẹ nên chọn sản phẩm phấn rôm có thành phần Organic - là những sản phẩm hoàn toàn tự nhiên và không lo gây dị ứng da ở trẻ.
Các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm về những nhãn hàng đuợc đảm bảo chất lượng. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi FDA.
Mẹo cho mẹ khi sử dụng phấn rôm là gì? Nếu da bé bị khô, mẹ nên sử dụng kem dưỡng da giúp cân bằng và làm ẩm da thay vì tiếp tục cho con sử dụng phấn. Dĩ nhiên các sản phẩm này cũng phải là sản phẩm chất lượng, tốt nhất là từ organic.
Trong lúc thay tã cho bé, mẹ nên để phấn ở xa tầm tay của trẻ, không để bé nghịch và chơi đùa với chai đựng phấn vì sẽ rất dễ hít phải và tuyệt đối không nên sử dụng phấn trực tiếp trên da bé. Không nên mở quạt hay ngồi gần cửa sổ khi đang đổ phấn trên tay để tránh làm bé hít phải bột phấn.
Mẹ cần đặc biệt chú ý những vùng da có nếp gấp như da cổ, bẹn, nách. Không nên sử dụng quá nhiều. Lượng phấn dư thừa có thể kết hợp với mồ hôi gây bí da và kích ứng da.
Đặc biệt, lưu ý khi dùng phấn rôm là gì? Với các bé gái, các mẹ phải cẩn thận không được bôi ở sát vùng kín, mặt đùi trong, ngoại âm hộ, bụng dưới.
Không nên sử dụng phấn ở những vùng nhạy cảm như mũi và mắt.
Ngưng sử dụng ngay nếu nhận thấy da bé có nổi các mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy.
Sau khi sử dụng cần cất ngay phấn rôm vào chỗ quy định, không được để cho trẻ dùng làm đồ chơi, tránh xoa cho trẻ ở những nơi có gió, tránh cho gió thổi bay những bột này vào khí quản của trẻ.
Ánh Phạm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.