Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những lưu ý để tránh rạn da ở bà bầu

Ngày 13/08/2021
Kích thước chữ

Rạn da khi mang thai là hiện tượng phổ biến mà đa số các mẹ bầu gặp phải. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ càng vấn đề này để hạn chế xuất hiện các vết rạn da, đồng thời giúp nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng sau khi sinh.

Khi mang thai, làn da của mẹ bầu nhất là những vùng da mỏng như da bụng, ngực, mông hay đùi thường bị kéo căng trong suốt thai kỳ dẫn đến sự xuất hiện của các vết nứt. Sự căng giãn quá mức của bề mặt da khiến da không thể thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, điều này dẫn đến tình trạng rạn da ở các mẹ bầu.

Sự căng giãn quá mức của bề mặt da khiến mẹ bầu xuất hiện tình trạng rạn daSự căng giãn quá mức của bề mặt da khiến mẹ bầu xuất hiện tình trạng rạn da

Nguyên nhân xuất hiện tình trạng rạn da khi mang thai

Rạn da là hiện tượng hoàn toàn bình thường và đây không phải là dấu hiệu của bệnh lý nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng. Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu thì 90% phụ nữ khi mang thai vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 7 sẽ gặp phải tình trạng rạn da.

Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ ngày càng lớn dần về kích thước, thể tích ối cũng tăng lên, điều này khiến cho cơ thể của người mẹ cũng bị tăng nhiều về trọng lượng. Khi trọng lượng cơ thể bắt đầu tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da, nhất là ở các vùng da mỏng như bụng, đùi, mông thì cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện vết rạn. Đồng thời, bởi vì các sợi collagen và elastin không kịp đàn hồi để thích nghi dẫn đến tình trạng đứt gãy collagen và các mô liên kết, khiến các vết rạn da được hình thành rõ rệt hơn.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân quyết định liệu bạn có bị rạn da hay không. Bạn sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng rạn da nếu mẹ bạn từng bị rạn da khi mang thai.

Những biểu hiện của rạn da trên cơ thể mẹ bầu

Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở các vùng có nguy cơ rạn da như bụng, mông, đùi, ngực là những dấu hiệu lâm sàng sớm mà các mẹ bầu gặp phải. Sau đó, những đường nứt nhỏ nhanh chóng xuất hiện trên da và ở vùng da có vết rạn sẽ hơi căng bóng hơn so với các vùng da thường xung quanh.

Vết rạn da ban đầu có màu hồng nhạt rồi sau đó sẽ dần dần trở thành màu tím thẫm, về lâu dài vết rạn da này sẽ chuyển thành màu trắng hoặc thâm.

Mức độ rạn da ở mỗi người là khác nhau vì hiện tượng này còn phụ thuộc theo cơ địa mỗi người cũng như khả năng phục hồi collagen và elastin sau sinh. Vì vậy, ở các mẹ bầu sẽ có người rạn ít, có người lại rạn nhiều, vết rạn nông hay sâu, dài hay ngắn, ngang hay dọc cũng khác nhau.

Mức độ rạn da ở các mẹ bầu là khác nhauMức độ rạn da ở các mẹ bầu là khác nhau

Những điều lưu ý mà mẹ bầu cần biết để tránh tình trạng rạn da

Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng rạn da lại làm mất tính thẩm mỹ, gây ra cảm giác tự ti cho rất nhiều chị em sau sinh. Vì vậy, việc đề phòng rạn da là một điều thực sự quan trọng và cần thiết, nhất là đối với phụ nữ. Để phòng tránh tình trạng rạn da khi mang thai, bạn cần lưu ý một số điều cụ thể như sau:

Bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, uống đủ nước và đảm bảo bữa ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Để có thể giúp da khỏe mạnh từ bên trong thì trong bữa ăn của mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại vitamin A, C, E, và các loại protein. Một chế độ dinh dưỡng khoa học không những giúp cho sức khỏe thai nhi được đảm bảo mà còn có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ bị rạn da ở mẹ bầu khi mang thai.

Bạn cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát cân nặng khi mang thai. Khi mang thai, sức ăn của phụ nữ thường nhiều hơn so với bình thường. Nhưng bạn cần lưu ý rằng tăng cường dinh dưỡng dựa trên một chế độ ăn uống hợp lý chứ không đồng nghĩa với việc ăn tăng về số lượng.

Bên cạnh đó, dựa theo các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mà bạn có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng trong quá trình mang thai. Việc này không những giúp mẹ bầu và thai nhi được thư giãn mà còn giúp ngăn ngừa khả năng bị rạn da.

Để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé và rèn sự dẻo dai cho da, cơ, mẹ bầu có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, điều này cũng có thể hạn chế tình trạng rạn da.

Thai nhi bắt đầu có sự phát triển mạnh ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Ở thời điểm này, các mẹ bầu nên sử dụng kết hợp với các loại kem chống rạn da, làm da săn chắc để ngăn ngừa hiện tượng rạn da.

Các mẹ bầu nên sử dụng các loại kem chống rạn da để ngăn ngừa hiện tượng rạn daCác mẹ bầu nên sử dụng các loại kem chống rạn da để ngăn ngừa hiện tượng rạn da

Mẹ bầu có thể tham khảo sản phẩm Fixderma Preggers Stretch Mark Cream 60G - Kem trị rạn da dành cho bà bầu đến từ thương hiệu Fixderma. Sản phẩm này được rất nhiều chị em tin dùng bởi công dụng nổi bật trong việc cải thiện tính đàn hồi, làm mềm và săn chắc da, giúp ngăn ngừa rạn da và làm mờ vết rạn hiệu quả. Mẹ bầu có thể tìm mua sản phẩm này tại các hệ thống nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc và trên trang website chính thức của nhà thuốc Long Châu nhé.

Tình trạng rạn da là vấn đề xảy ra phổ biến ở các mẹ bầu. Hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ và tạo cảm giác tự ti cho các mẹ bầu trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Vì vậy, hy vọng bài viết trên có thể bổ sung thêm kiến thức và mẹo hay để mẹ bầu có biện pháp phòng ngừa tình trạng rạn da hiệu quả nhất. 

Thuý Nguyễn 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin