Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những sai lầm khiến cảm cúm nặng hơn có thể bạn chưa biết

Ngày 27/04/2018
Kích thước chữ

Mỗi khi thời tiết thay đổi, số người bị cảm cúm lại tăng lên. Tùy cơ địa từng người mà nó sẽ chóng khỏi hay là không. Nhiều người do không biết cách chữa trị, bảo vệ sức khỏe bản thân mà cảm cúm nặng hơn rất nhiều.

Mỗi khi thời tiết thay đổi, số người bị cảm cúm lại tăng lên. Tùy cơ địa từng người mà nó sẽ chóng khỏi hay là không. Nhiều người do không biết cách chữa trị, bảo vệ sức khỏe bản thân mà cảm cúm nặng hơn rất nhiều.

Vậy những sai lầm về cảm cúm mà người bệnh hay mắc phải là gì? 

Luôn nghĩ rằng cảm cúm có thể tự khỏi

Cảm cúm là bệnh gặp thường ngày, nhất là vào những lúc thời tiết thay đổi. Biểu hiện cảm cúm bạn có thể dễ dàng nhận biết là sốt, đau đầu, ho, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi, đau nhức. Bởi nó rất phổ biến và là bệnh thường gặp ít nhất vài lần trong đời nên nhiều người cho rằng nó sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần thăm khám hay là uống thuốc điều trị.

Nhưng không, một số người sức đề kháng tốt, họ có thể tự khỏi theo như nhiều người vẫn nghĩ. Nhưng phần lớn, nếu các tình trạng, biểu hiện như trên kéo dài thì bạn cần đi khám và uống thuốc ngay. Vì như thế là cơ thể bạn đã yếu, không thể tự kháng lại các virus gây bệnh. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm liên qua đến đường hô hấp hay tim mạch.

Những sai lầm khiến cảm cúm nặng hơn có thể bạn chưa biết 1Cảm cúm để lâu ngày có thể gây bệnh về  tim mạch

Uống nhiều thuốc kháng sinh

Nhiều người cho rằng uống càng nhiều kháng sinh thì chúng ta càng nhanh khỏi bệnh. Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng, kháng sinh không có tác dụng với virus. Kháng sinh chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Vậy nên nếu bạn cứ lạm dụng, uống kháng sinh bừa bãi lại là cơ hội để virus phát triển nhanh chóng.  Thuốc kháng sinh chỉ nên dùng đúng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Tự ý truyền nước

Khi bị cảm cúm, không đi khám, không uống thuốc chữa trị mà nhiều người chọn giải pháp đi tiếp nước với ý nghĩ cho nhanh khỏi. Tuy nhiên, điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn nếu không được thăm khám rõ ràng trước khi truyền nước.

Những sai lầm khiến cảm cúm nặng hơn có thể bạn chưa biết 2Truyền nước bừa bãi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Chỉ nên truyền nước với những trường hợp sốt quá cao, mất nước nhiều thì cần bổ sung nước và có sự giám sát của các y bác sĩ, nó sẽ rất tốt cho cơ thể. Ngược lại, với người bình thường, nghĩa là chưa mất nước quá nhiều, nếu trực tiếp truyền nước vào cơ thể sẽ gây nhiều mối họa.

Nếu không để ý mà để tốc độ dòng chảy của nước vào người nhanh thì nó sẽ gây những hiện tượng không mong muốn như phù nề, sốc, nhiểm khuẩn, dị ứng,...

Xông hơi, xông nước lá càng lâu càng tốt

Theo Đông y, xông hơi là một cách giãn mạch, mở lỗ chân lông giúp thải độc và đẩy virus ra khỏi cơ thể. Hiện nay rất nhiều người tin dùng phương pháp này vì nó an toàn với cơ thể mà những thảo dược nấu nước xông cũng dễ tìm.

Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách nấu nướng cũng như xông đúng cách.

Đầu tiên, đối với nấu nước xông, bạn không nên đun sôi quá 15 phút để đảm bảo các tinh dầu trong thảo dược còn được lưu lại. Tiếp theo, bạn nên thở chậm khi ngồi xông, vì hơi xông chủ yếu theo đường hô hấp vào cơ thể. Cuối cùng, nên ngừng xông khi bạn đã thấy thoải mái, hết thấy lạnh, thấy sợ gió. Vì xông quá lâu dễ làm mất nước do chảy mồ hôi nhiều.

Những sai lầm khiến cảm cúm nặng hơn có thể bạn chưa biết 3Thảo dược dùng trong xông hơi rất dễ tìm

Cảm cúm là bệnh thông thường. Tuy nhiên, nếu không biết chữa trị đúng cách sẽ khiến cảm cúm nặng hơn và có những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy không nên chủ quan mà bạn cần có những phương pháp khoa học và tốt nhất là tuân thủ nghiêm các chỉ định của bác sĩ để bệnh mau khỏi và không để lại những vấn đề xấu khác.

Nguyễn Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Cảm cúm