Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Được nhìn thấy sự lớn lên hàng ngày của thai nhi là niềm hạnh phúc của rất nhiều các cặp vợ chồng. Và giai đoạn thai nhi 17 tuần cũng là một giai đoạn vô cùng quan trọng mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Bước vào giai đoạn thai nhi 17 tuần là gần như bạn đã đi được một nửa chặng đường của thai kỳ. Những sự phát triển hay thay đổi của thai nhi trong giai đoạn này có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện của thai nhi. Hãy cùng theo dõi và tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển, thay đổi của thai nhi 17 tuần.
Ở giai đoạn tuần thứ 17 của thai kỳ, các vấn đề về cân nặng, kích thước của thai nhi được các cặp vợ chồng đặc biệt quan tâm. Theo đó, trong giai đoạn này, cân nặng của thai nhi sẽ đạt khoảng 180 gram và kích thước sẽ vào khoảng 20cm. Bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến tình trạng của thai nhi bởi nếu thai nhi phát triển chậm hơn so với các chỉ số trên thì cần phải thăm khám bác sĩ cũng như có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục của thai nhi trong giai đoạn này cũng bắt đầu phát triển, ở bé trai bộ phận sinh dục sẽ phát triển nhanh hơn, còn với bé gái thì cơ quan sinh dục lúc này mới bắt đầu được hình thành nên sẽ phát triển chậm hơn so với bé trai. Trong giai đoạn này, tim thai sẽ đập khoảng 150 nhịp/phút, có thể bơm được khoảng 48 lít máu mỗi ngày.
Khi được 25 tuần tuổi, móng chân thai nhi đã bắt đầu xuất hiện, da của bé lúc này vẫn còn rất mỏng nên khó để có thể nhìn được lớp mỡ dưới da. Bé đã có thể nuốt được dịch nước ối và cơ quan thận đã có thể sản xuất ra được nước tiểu. Tiếp đó là phần tóc của bé đã bắt đầu xuất hiện và lông tơ sẽ được hình thành trên cơ thể đặc biệt là ở phần cánh tay và lưng.
Ở giai đoạn này, bé thường ngủ nhiều đồng thời cũng tích lũy năng lượng cho sự hình thành và phát triển của cơ thể. Nhưng bên cạnh đó mẹ vẫn có thể nhận ra các cử động của bé thông qua việc bé đạp bụng hoặc xoay người.
Trong giai đoạn này cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi vì vậy thích nghi và làm quen với những thay đổi đó cũng là một vấn đề đặt ra với mẹ bầu. Đây là giai đoạn thai nhi cần nhiều dinh dưỡng để phát triển cũng như hoàn thiện cơ thể bởi vậy mà mẹ bầu luôn có cảm giác thèm ăn, muốn ăn thật nhiều. Tuy nhiên thì ăn nhiều cũng không mang lại hiệu quả tốt mà cần ăn uống hợp lý, khoa học đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Đồng thời trong giai đoạn này, bụng của mẹ bầu cũng bắt đầu xuất hiện các vết rạn, nếu như mẹ bầu không bị tăng cân quá nhiều và bụng không quá lớn thì các vết rạn này cũng không quá nghiêm trọng. Nên bôi kem trị rạn ngay từ giai đoạn đang mang thai để các vết rạn sẽ dễ dàng biến mất.
Một số triệu chứng mà đa số mẹ bầu đều gặp phải trong giai đoạn này có thể kể đến như: chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, đau đầu, trào ngược dạ dày,... các triệu chứng này phần lớn là do căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi nội tiết tố cùng với đó là sự lớn lên mỗi ngày của thai nhi khiến cho mẹ bầu gặp phải một số triệu chứng khó có thể thích nghi.
Bên cạnh đó yếu tố tinh thần cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn này. Nhiều mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng suy nhược hoặc cảm thấy lo âu, mệt mỏi. Lúc này người thân cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc để mẹ bầu không có cảm giác tủi thân, cô đơn. Nên cùng chia sẻ những sự lo lắng, băn khoăn để có thể thoải mái và thư giãn.
Để biết được tình trạng phát triển của thai nhi cũng như biết được sức khỏe của bản thân thì mẹ bầu nên chú ý thường xuyên thăm khám bác sĩ theo định kỳ, có thể trò chuyện hàng ngày với bé để cả bé và mẹ có một sợi dây kết nối. Chú ý ăn uống điều độ, khoa học, hợp lý và thường xuyên tập luyện thể dục.
Tuy nhiên thì mẹ bầu chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh và quan trọng nhất phải luôn để tinh thần được thoải mái, thư giãn, suy nghĩ lạc quan, tích cực.
Thai nhi 17 tuần là giai đoạn vô cùng quan trọng, đánh dấu một cột mốc mới cho sự phát triển của bé. Bởi vậy những người thân cần trang bị kiến thức, quan tâm, chăm sóc nhiều hơn để cả mẹ và bé đều luôn được khỏe mạnh cũng như không gặp phải bất kỳ tình trạng xấu nào khi mang thai.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.