Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong thời gian mang bầu, có rất nhiều việc mẹ bầu cần chú ý để không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Trong số đó, các vấn đề về việc đi vệ sinh, tiểu tiện, đại tiện cũng không thể bỏ qua. Rất nhiều người có thói quen ngồi xổm, vậy, bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?
Thai nhi lớn dần trong bụng sẽ khiến cho mẹ bầu gặp khó khăn trong việc di chuyển và đi vệ sinh. Đối với những người đã quen ngồi xổm khi đi vệ sinh trước khi mang thai thì đây có thể được coi là một tư thế bình thường và không gây ảnh hưởng gì. Thế nhưng thực chất có phải như vậy hay không? Nếu còn chưa biết rõ câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?”, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Khi mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ, bụng của mẹ bầu đã phát triển lớn khiến cho việc sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Nếu lúc này mẹ bầu sử dụng bồn cầu ngồi xổm thì sẽ khiến cho bụng bị ép, gây ra tình trạng thiếu máu cung cấp lên não và nguy hiểm hơn khiến cho mẹ bầu có thể bị chóng mặt và ngất xỉu khi đứng dậy bất ngờ. Không chỉ có thế, việc ngồi xổm còn gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực khác như:
Do đó, mẹ bầu không nên ngồi xổm khi đi vệ sinh, không nên sử dụng bồn cầu dạng ngồi xổm. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ bầu cần chú ý tới tốc độ ngồi xuống, đứng lên. Hãy ngồi xuống và đứng lên một cách từ từ, không ép bụng quá mạnh vào đùi khi đi vệ sinh.
Việc ngồi xổm khi đi vệ sinh không được khuyến khích do tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn em bé trong bụng. Các chị em cần biết một số biến chứng có thể xảy ra và từ đó cân nhắc thật kỹ trước khi có quyết định sử dụng tư thế này khi đi vệ sinh:
Do đó, mẹ bầu hãy ưu tiên tư thế ngồi bệt khi đi vệ sinh. Tư thế này sẽ không khiến cho các phần cơ bị ép và bị căng, đè nén. Tuy nhiên, hãy đảm bảo ngồi đúng kỹ thuật và không ngồi quá lâu để tránh khiến cho đôi chân bị tê.
Khác với việc ngồi xổm khi đi vệ sinh trước khi mang thai, sau khi mang thai, mẹ bầu muốn ngồi xổm sẽ cần tuân thủ các kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của thai nhi và cả chính mình.
Ngoài ra, để việc đi vệ sinh diễn ra dễ dàng hơn, hãy uống đủ nước và có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, vận động thường xuyên. Có như vậy, cơ thể mới duy trì được sự linh hoạt và quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế táo bón, khó đi ngoài. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm tư thế ngồi phù hợp khi đi vệ sinh, bạn có thể xin lời khuyên của các chuyên gia y tế hay bác sĩ sản khoa để được hỗ trợ, tư vấn.
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi “Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?”. Ngồi xổm là tư thế không được khuyến khích các mẹ bầu thực hiện khi mang thai, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ. Để tránh khiến cho sức khỏe tổng thể cũng như em bé trong bụng bị ảnh hưởng, mẹ bầu không nên ngồi xổm khi đi vệ sinh quá nhiều, đồng thời không kéo dài thời gian đi vệ sinh và hạn chế đi vệ sinh nơi công cộng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn, giải đáp một cách chi tiết, cụ thể.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.