Long Châu

Những thông tin cần biết về mề đay cholinergic

Ngày 19/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mề đay là một bệnh lý da liễu gây ngứa ngáy và kèm theo các nốt sần đỏ. Mề đay được chia thành nhiều dạng khác nhau, trong đó mề đay cholinergic là loại rất hay gặp phải. 

Việc xác định loại mề đay sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị hiệu quả cũng như nhanh khỏi bệnh hơn. Nếu bạn còn đang thiếu thông tin về loại mề đay cholinergic thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. 

Mề đay cholinergic là gì?

Bệnh mề đay cholinergic hay còn gọi với tên khác là mề đay do cholin. Đây là loại mề đay vật lý có nguyên nhân hình thành là do các tác động từ yếu tố vật lý như mồ hôi và nhiệt độ cơ thể. So với các loại mề đay khác thì mề đay cholinergic ít gặp hơn, do đó có nhiều người ít thông tin về bệnh này. Về tỷ lệ mắc bệnh thì ở nam giới sẽ cao hơn so với nữ giới.

Bệnh mề đay cholinergic được phân loại thành: 

  • Nổi mề đay gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Nổi mề đay do dị ứng mồ hôi.
  • Nổi mề đay tự phát.
  • Nổi mề đay làm giảm bài tiết của tuyến mồ hôi.

Những thông tin cần biết về mề đay cholinergic 1

Bệnh mề đay cholinergic hay còn gọi với tên khác là mề đay do cholin

Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay cholinergic 

Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh mà bạn cần biết để phòng tránh hiệu quả:

  • Nhiệt độ: Do Acetylcholin kích thích cơ thể tạo ra nhiệt và sự hạ nhiệt độ ở môi trường bên ngoài cơ thể. Ngoài ra, vào mùa đông khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt hoặc vận động tạo ra nhiệt cũng gây nổi mề đay cholinergic.
  • Mồ hôi: Khi bạn vận động nhiều, mồ hôi đổ ra làm cho nồng độ Histamin trong máu tăng lên và khi nồng độ Histamin đạt ngưỡng 25ng/ml thì mề đay cholinergic sẽ nổi lên.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị nổi mề đay cholinergic thì con cháu cũng rất dễ mắc bệnh.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng thì chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể, sau đó di chuyển đến các cơ quan khác trên cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản sinh ra kháng thể chống kháng nguyên và sinh ra chất gây dị ứng và nổi mề đay cholinergic. 
  • Do dùng thuốc Aspirin.
  • Nổi mề đay do căng thẳng: Stress kéo dài cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Do cơ địa: Những người có cơ địa dị ứng như viêm da cơ địa, hen, viêm mũi dị ứng thì khả năng cao sẽ mắc bệnh mề đay cholinergic.

Những thông tin cần biết về mề đay cholinergic 2

Dùng thuốc Aspirin có thể gây bệnh nổi mề đay cholinergic

Triệu chứng mề đay cholinergic 

Nổi mề đay thường sẽ xuất hiện sau vài phút khi bạn bị đổ mồ hôi. Cơ thể lúc này sẽ ngứa, châm chích và nóng ran, sau đó sẽ xuất hiện những nốt đỏ có kích thước khoảng 1 – 4mm với quầng sáng bao quanh xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhất là ở tay và chân. 

Bên cạnh đó còn có một số triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, hen, phù mạch, tổn thương tế bào gan, hay phản ứng phản vệ. 

Chẩn đoán mề đay cholinergic

Một số người có nguy cơ cao sẽ mắc các bệnh như:

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh này.
  • Thường xuyên làm việc ở nơi có nhiệt độ cao, tiếp xúc với ánh nắng.
  • Sử dụng thuốc aspirin.
  • Bị suy giảm chức năng tuyến mồ hôi, thần kinh.
  • Bị các chứng viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng hay hen suyễn.

Tuy bệnh mề đay cholinergic không quá nghiêm trọng nhưng nó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt cũng như về tính thẩm mỹ, do đó, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra những đánh giá lâm sàng, từ đó sẽ có phương pháp chữa trị thích hợp. 

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để có thêm thông tin về bệnh này bao gồm:

  • Xét nghiệm làm ấm thụ động: Thực hiện bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể bằng nước ấm hoặc tăng nhiệt độ phòng để giúp bác sĩ quan sát các phản ứng của bệnh khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ thay đổi. 
  • Xét nghiệm trên da bằng methacholine: Với phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiêm methacholine vào cơ thể bạn rồi tiến hành quan sát các phản ứng trên da.
  • Xét nghiệm kiểm tra tập thể dục: Bạn sẽ được tập một bài thể dục để bác sĩ theo dõi các triệu chứng mề đay xuất hiện.

Những thông tin cần biết về mề đay cholinergic 3

Tập một bài thể dục toát mồ hôi để bác sĩ theo dõi các triệu chứng mề đay xuất hiện

Mề đay cholinergic có nguy hiểm không? Chữa được không?

Bệnh mề đay cholinergic tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng sẽ làm chất lượng cuộc sống bạn suy giảm, các nốt mề đay sẽ khiến bạn tự ti khi gặp gỡ mọi người. Bệnh này ở mức độ nhẹ thì chỉ kéo dài khoảng 30 phút - 1 giờ đồng hồ và thuyên giảm dần. Tuy nhiên, đối với trường hợp mãn tính thì có thể gây ra các biến chứng như rối loạn nhịp tim, nhiễm trùng, đánh trống ngực, dạ dày co thắt và nguy hiểm nhất là sốc phản vệ. 

Bệnh này rất dễ tái phát, kéo dài trong nhiều năm liền, có trường hợp kéo dài tận 30 năm. Bệnh nổi mề đay cholinergic hoàn toàn có thể chữa khỏi và không tái phát lại. Có nhiều người tự chữa bệnh mề đay tại nhà bằng các phương pháp dân gian nhưng hiệu quả chỉ tạm thời và tái phát lại sau một thời gian ngắn. Cách chữa bệnh mề đay này hiệu quả nhất là đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp. Bạn không nên tự mua thuốc uống khi chưa được bác sĩ kê đơn. 

Hy vọng với những thông tin trên giúp bạn có thêm nhiều kiến thức liên quan đến bệnh mề đau cholinergic như về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng việc điều trị sớm sẽ giúp bạn có chất lượng cuộc sống tốt hơn, do đó, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị ngay nhé.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm