Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ngứa nổi mề đay toàn thân có gây nguy hiểm hay không?

Ngày 29/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mề đay là một tình trạng da khá phổ biến, đặc trưng bởi các vùng da bị sưng và phồng rộp đột ngột kèm theo cảm giác nóng rát, đau và ngứa. Vậy nổi mề đay toàn thân có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Mề đay là một tình trạng không hề hiếm gặp, đôi khi chỉ xuất hiện trên một vùng da nhỏ khi tiếp xúc với chất gây kích ứng. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng có thể tăng lên khi các nốt mề đay lây lan khắp cơ thể.

Nguyên nhân nào gây nên nổi mề đay?

Nổi mề đay không phải là một tình trạng da liễu hiếm gặp và theo thống kê có tới 20% dân số mắc phải chứng bệnh này ít nhất một lần trong đời. Sự xuất hiện của mề đay trên da thường rất đột ngột và nhanh chóng và được đặc trưng bởi các nốt hoặc vùng da lớn có nhiều vết phù nề, phồng rộp với nhiều hình dạng khác nhau.

Ngứa nổi mề đay toàn thân có gây nguy hiểm hay không?
Nổi mề đay không phải là một tình trạng da liễu hiếm gặp

Ở vùng da bị nổi mề đay, cảm giác châm chích, nóng rát và ngứa rất rõ ràng. Đôi khi điều này khiến người bệnh không thể tập trung vào công việc hoặc sinh hoạt hàng ngày. Cảm giác ngứa và châm chích thường khiến bệnh nhân phải tìm cách giảm đau tạm thời chẳng hạn như gãi, chườm nóng, chườm lạnh hoặc sử dụng kem bôi ngoài da....

Phát ban thường chỉ xuất hiện ở những vùng da nhất định và thường tự biến mất trong vòng 1 ngày sau khi không tiếp xúc với chất gây kích ứng nữa. Tuy nhiên, bệnh mề đay toàn thân xảy ra thường nặng hơn và liên quan đến sự nhạy cảm về cơ địa, phản ứng dị ứng toàn thân… Phản ứng dị ứng toàn thân thường gây ra nhiều biến chứng về đường hô hấp và tiêu hóa khác bên cạnh nổi mề đay nên cần phát hiện sớm và kiểm soát ngay lập tức.

Mề đay toàn thân thường kéo dài dưới 6 tuần và hiếm khi tái phát hoặc chỉ tái phát khi tiếp xúc với chất kích thích được gọi là nổi mề đay cấp tính. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân quá nhạy cảm, dị ứng quá mức hoặc không thể phát hiện và tránh xa các tác nhân kích thích dẫn đến nổi mề đay mãn tính.

Tình trạng nổi sưng đau và phù nề trong khi bị mề đay là do histamin được tạo ra khi cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng. Histamine tích tụ trong các mao mạch nhỏ, tấn công, gây tổn thương và rò rỉ chất dịch. Tình trạng này có thể khiến các nốt phồng rộp nổi mề đay nghiêm trọng hơn.

Nổi mề đay toàn thân có gây nguy hiểm không?

Khi phản ứng dị ứng của cơ thể được kiểm soát thì các vết mề đay thường biến mất mà không để lại sẹo hay tổn thương. Vậy nổi mề đay toàn thân có nguy hiểm không?

Nếu đã xuất hiện mề đay khắp cơ thể thì có nghĩa là tình trạng đã trở nên nghiêm trọng hơn, có thể do dị ứng quá mức hoặc tác nhân kích thích không thể loại bỏ được. Đặc biệt, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nổi mề đay khắp cơ thể kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện mặc dù được chăm sóc hoặc điều trị tích cực.

Ngứa nổi mề đay toàn thân có gây nguy hiểm hay không? 1
Nổi mề đay toàn thân có thể do dị ứng quá mức hoặc tác nhân kích thích không thể loại bỏ

Ngoài ra, các dấu hiệu nổi mề đay kèm theo sốt và sưng tấy vùng da có thể là dấu hiệu của tổn thương hoặc phản ứng quá mãn. Tất cả những trường hợp này cần được kiểm tra để tránh bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Các biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh do nổi mề đay toàn thân bao gồm: Nhiễm trùng da, phù mạch, sốc phản vệ, viêm da... Triệu chứng bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy khi nổi mề đay khắp người bạn đừng quá chủ quan mà không theo dõi và điều trị dứt điểm.

Nên làm gì khi bị nổi mề đay toàn thân?

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng da xuất hiện mề đay và hỏi về tiền sử bệnh, dị ứng và liệu gần đây bạn có tiếp xúc với chất lạ hay không. Đôi khi khả năng miễn dịch bị suy yếu do tiếp xúc hàng ngày với một số chất nào đó sẽ khiến mề đay xuất hiện khắp cơ thể.

Ngoài ra, bạn phải phân biệt nổi mề đay với các bệnh ngoài da khác như chàm, viêm mao mạch dị ứng, hen suyễn, hen phế quản… Nếu tình trạng không nghiêm trọng bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn một số biện pháp chăm sóc để cải thiện tình trạng tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh không có dấu hiệu cải thiện và không tìm được tác nhân gây bệnh thì bác sĩ sẽ cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác.

Một số biện pháp thường áp dụng khi bị nổi mề đay toàn thân như:

Dùng thuốc Tây y

Các loại thuốc đặc biệt thường được sử dụng trong trường hợp dị ứng và nổi mề đay toàn thân bao gồm: Thuốc chống viêm, thuốc kháng histamin, thuốc chống dị ứng, thuốc bôi, corticosteroid

Đặc điểm chung của việc điều trị bằng thuốc Tây y là có hiệu quả, có thể giảm ngứa, sưng tấy nhanh chóng. Nhưng thuốc chỉ điều trị triệu chứng nên nếu không loại bỏ được nguyên nhân gây kích ứng thì bệnh mề đay sẽ tái phát khắp cơ thể. Ngoài ra, lạm dụng thuốc Tây không đúng cách có thể gây buồn nôn, chóng mặt, suy gan, suy thận, đau dạ dày và các tác dụng phụ khác.

Ngứa nổi mề đay toàn thân có gây nguy hiểm hay không? 2
Dùng thuốc Tây y có thể giảm ngứa, sưng tấy nhanh chóng

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Thông thường, bệnh mề đay dị ứng có thể được cải thiện bằng các bài thuốc dân gian giúp làm dịu kích ứng và giảm các triệu chứng trên da như: Tắm bằng lá khế, uống trà xanh, tía tô, kinh giới…

Tình trạng ngứa và nổi mề đay cấp tính có thể cải thiện nhanh chóng nhờ các biện pháp chăm sóc này. Tuy nhiên đối với mề đay mãn tính thì cần phải điều trị lâu dài kết hợp nhiều phương pháp mới đạt hiệu quả.

Chăm sóc tại nhà

Khi bạn bị nổi mề đay toàn thân, có một số biện pháp bạn có thể thực hiện để giảm triệu chứng và khó chịu:

Tránh chà xát hoặc cọ da mạnh: Đừng chà xát hoặc cọ da mạnh để tránh làm tổn thương da và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Mặc quần áo thoải mái: Mặc áo rộng rãi và thoải mái để giảm áp lực trên da.

Tránh tình trạng căng thẳng: Cố gắng giảm căng thẳng và áp lực tinh thần, vì căng thẳng có thể làm tăng triệu chứng nổi mề đay.

Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu triệu chứng nổi mề đay kéo dài hoặc trở nặng, hoặc nếu bạn có các triệu chứng khác như khó thở, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng của bạn và đề xuất liệu pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn thường xuyên bị nổi mề đay toàn thân hoặc nổi mề đay mãn tính, hãy tìm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để xác định nguyên nhân và lập kế hoạch điều trị dài hạn.

Trên đây là lời giải đáp của Nhà thuốc Long Châu cho câu hỏi liệu ngứa nổi mề đay toàn thân có gây nguy hiểm hay không. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn trong việc điều trị mề đay một cách an toàn và hiệu quả.

Xem thêm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm