Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mề đay là một bệnh da liễu rất phổ biến, bất kỳ ai ở độ tuổi và giới tính nào cũng có thể mắc phải. Mề đay có thể được chữa trị với nhiều cách và một trong số đó là sử dụng thuốc. Dưới đây là tổng các loại thuốc trị mề đay hiệu quả hiện nay mà nhà thuốc Long Châu đưa ra, mời các bạn đón đọc.
Mề đay được cho là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập hoặc tiếp xúc với các tác nhân có hại ở môi trường bên ngoài. Thuốc trị mề đay là cách hiệu quả nhất và nhanh nhất để giúp giải quyết triệu chứng ngứa ngáy khó chịu khi mắc phải loại bệnh này.
Mề đay là tình trạng người bệnh nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da khiến da trở nên sần sùi, không bằng phẳng như bình thường. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do sự xâm nhập của tác nhân lạ khiến hệ thống miễn dịch phóng thích một lượng lớn histamin kích thích sản sinh phản ứng dị ứng trong cơ thể. Những chất hóa học này có thể gây mẩn đỏ, sưng tấy và nổi mề đay ở vùng da bị kích ứng.
Nổi mề đay ở trường hợp nặng sẽ khiến dưới da xuất hiện dịch, khi gãi mạnh da rất dễ bị trầy xước và dịch sẽ rò rỉ ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nếu không chăm sóc tốt còn có thể gây nhiễm trùng.
Nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, từ mắt, miệng, chân, tay, lưng, cổ, lưỡi cho đến bộ phận sinh dục. Bất kỳ ai cũng có thể bị nổi mề đay nhưng thường gặp nhất là những người có hệ miễn dịch yếu, người có làn da nhạy cảm dễ dị ứng, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai…
Nguyên nhân nổi mề đay thường là xuất phát từ những yếu tố sau đây:
Đây là thuốc chuyên dùng để điều trị các tình trạng dị ứng như viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng bao gồm nổi mề đay mẩn ngứa, những tình trạng bệnh lý liên quan đến việc cơ thể giải phóng histamin quá mức.
Khi dùng Lorastad, bệnh nhân sẽ thấy cải thiện các triệu chứng như chảy nước mắt, nước mũi, bớt ngứa và nổi mề đay. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như sốt, tiêu chảy, nhức đầu, mất ngủ, nhịp tim tăng nhanh… Việc sử dụng Lorastad để điều trị mề đay cần phải có chỉ định của bác sĩ và người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để tránh những nguy hiểm mà các phản ứng phụ có thể gây nên.
Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để điều trị bệnh nổi mề đay vì nó giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng mẩn đỏ và ngứa do mề đay gây ra. Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn chặn sự giải phóng histamin, giảm viêm và ngứa, đồng thời làm dịu chứng phát ban một cách hiệu quả.
Thuốc cũng có một số nhược điểm như gây đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, đau nhức xương khớp… Vì vậy, người bệnh nên tạm thời ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu gặp phải các tác dụng phụ này. Loại thuốc này còn có dạng tiêm nhưng người bệnh chỉ có thể đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn và thực hiện tiêm, tuyệt đối không bao giờ được tự ý mua và sử dụng.
Thuốc điều trị bệnh mề đay Phenergan có chứa hoạt chất Promethazin thuộc nhóm kháng histamin tổng hợp giúp ngăn ngừa các triệu chứng phản vệ do histamin gây ra. Vì vậy loại thuốc này rất lý tưởng cho những bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa khi nổi mề đay. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng an thần và thường được khuyên dùng cho những người bị say xe.
Các chuyên gia khuyến cáo trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ không nên sử dụng thuốc này. Ngoài ra, thuốc được sản xuất dưới dạng kem bôi nên trước khi sử dụng thuốc này bệnh nhân nên rửa tay sạch và bảo vệ vùng da cần bôi khỏi ánh nắng mặt trời.
Đây là thuốc trị mề đay thuộc nhóm kháng histamin thế hệ đầu tiên được sử dụng để kiểm soát và hạn chế phản ứng dị ứng da. Vì vậy, sử dụng thuốc này sẽ giúp người bệnh giảm ngứa, phát ban trên da một cách hiệu quả, kiểm soát các triệu chứng dị ứng đường hô hấp như sổ mũi, ho, hắt hơi…
Dexchlorpheniramine chống chỉ định ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi và nên thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Một loại thuốc kháng histamin khác trị nổi mề đay là Diphenhydramine, có tác dụng ngăn chặn việc sản sinh histamine nên người bệnh sẽ cảm thấy bớt ngứa hơn và hạn chế các triệu chứng dị ứng khác như chảy nước mắt, ợ chua, hắt hơi, sổ mũi…, sau khi sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc này có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn tới các tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, co thắt phế quản có thể xảy ra. Vì vậy, để tránh nguy cơ xảy ra phản ứng phụ, tốt nhất người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là những chia sẻ về các loại thuốc trị mề đay hiệu quả hiện nay mà nhà thuốc Long Châu đưa ra. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc này để có những lựa chọn thuốc phù hợp cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.