Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sẩn ngứa: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Ngày 28/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sẩn ngứa có phải căn bệnh da liễu gây nguy hiểm cho người bệnh không? Bệnh gây nên do đâu và có thể điều trị dứt điểm được không? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây về loại bệnh lý da liễu này nhé!

Chắc hẳn bạn đã từng gặp phải tình trạng ngứa da mẩn đỏ không rõ nguyên nhân. Tình trạng sẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau như rôm sảy hay các bệnh lý hoặc các yếu tố bên ngoài. Do đó để hiểu rõ hơn về loại bệnh lý này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Sẩn ngứa là gì?

Sẩn ngứa là một loại viêm da mạn tính, với sự xuất hiện của các tổn thương sẩn cục, thường đi kèm với phản ứng viêm và xuất tiết. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em trong độ tuổi học đường và người trưởng thành.

Sẩn ngứa: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị 1
Sẩn ngứa thường xuất hiện cùng với viêm da

Bệnh sẩn ngứa gây khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh do tình trạng ngứa nhiều, thời gian điều trị kéo dài và có thể tác động đến tính thẩm mỹ của bệnh nhân. Khi có những yếu tố làm tăng cường các triệu chứng và làm nặng thêm tình trạng da, bạn cần nên tiến hành thăm khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa da liễu, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, và dịch vụ y tế uy tín nhằm đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây sẩn ngứa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẩn ngứa, trong đó trường hợp do côn trùng đốt là một nguyên nhân khá phổ biến, đồng thời những kích thích từ các yếu tố cơ học, vật lý, ánh sáng, hoặc dị ứng thức ăn và hóa chất gây giải phóng histamin cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh lý.

Sẩn ngứa: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị 2
Tình trạng sẩn ngứa có thể xuất hiện với nhiều nguyên do khác nhau

Sẩn ngứa cũng có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa, ngoài ra một số bệnh lý mạn tính khác cũng có thể gây ra tình trạng ngứa như bệnh nội tiết đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, tuyến cận giáp, viêm gan, xơ gan, tắc mật, suy thận mạn tính, thiếu máu và thiếu sắt. Các yếu tố như môi trường bên ngoài như thời tiết khô hanh, nắng nóng, hóa chất cũng như bạn ăn quá nhiều đồ cay nóng có thể góp phần làm tăng tình trạng sẩn ngứa.

Các dấu hiệu của sẩn ngứa thường gặp

Biểu hiện của sẩn ngứa có thể kể đến như:

  • Sẩn phù dạng mề đay: Sẩn phù có thể xuất hiện dạng mề đay, với các đốm sưng và ngứa nhiều. Ngứa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày, nhưng thường gia tăng vào các buổi tối.
  • Mụn nước nhỏ: Các mụn nước nhỏ có thể xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ. Những mụn nước này có thể vỡ, gây tiết dịch và tạo vảy tiết. Khi bệnh nhân cào gãi nhiều, có thể xuất hiện mụn mủ và vảy tiết dày do bội nhiễm vi khuẩn.
  • Sẩn cục: Đây là các tổn thương màu nâu hoặc xám, có kích thước từ 1 - 2cm, sau khi sẩn giảm, có thể để lại dấu thâm.
  • Vết xước trên da: Các vết xước do bệnh nhân cào gãi xuất hiện rải rác trên vùng sẩn hoặc trên cơ thể, chủ yếu tập trung ở vùng da hở.

Sẩn ngứa khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai thường trải qua hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa trên da do nhiều nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, thức ăn gây dị ứng, suy giảm đề kháng, tác động của thời tiết, khói bụi, hóa chất độc hại và nhiều yếu tố khác. Để giảm ngứa, chị em có thể áp dụng những biện pháp như tắm nước mát, chườm lạnh, ngâm mình trong bột yến mạch, chườm lá ngải cứu, hoặc đắp lá nha đam. Đồng thời, các chị em cần nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, việc duy trì vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chế độ ăn uống đầy đủ.

Sẩn ngứa: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị 3
Sẩn ngứa khi mang thai xuất hiện do sự thay đổi về nội tiết tố

Tuy nhiên, da nổi mẩn ngứa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bên ngoài đến bên trong cơ thể. Để xác định chính xác tình trạng của da nổi mẩn đỏ ngứa, quan trọng nhất là nên thăm bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán đúng, từ đó các bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp đối với mẹ bầu.

Vì sao hay xuất hiện sẩn ngứa vào mùa hè?

Bệnh sẩn ngứa thường có xu hướng gia tăng vào mùa hè. Bởi mùa hè có thời tiết nóng nực, môi trường ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến bề mặt da, khiến gan phải làm việc quá tải. Đồng thời, nhiệt độ cao và tăng cường hoạt động của tuyến bã nhờn trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ sẩn ngứa.

Bệnh sẩn ngứa thường tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày và công việc của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên mạn tính và nặng hơn.

Khi mắc các vấn đề về gan, điều ngày có nghĩa rằng gan không hoạt động hiệu quả trong việc lọc và thanh thải độc tố, sự tích tụ của các chất có hại trong cơ thể có thể dẫn đến sẩn ngứa da. Để hạn chế bệnh, người bệnh cần chú ý đến một số thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng không tốt như sử dụng quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chất bảo quản, thiếu chất xơ và vitamin, làm việc căng thẳng, thiếu ngủ và lạm dụng các thức uống có cồn như rượu và bia.

Phương pháp điều trị sẩn ngứa

Để điều trị bệnh sẩn ngứa, quá trình điều trị cần tập trung vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần hạn chế làm tổn thương vùng da bị sẩn ngứa. Khi bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc bôi corticosteroid, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn. Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường được kê đơn:

  • Hydrocortison, clobetason, desonid: Dạng kem hoặc mỡ với nồng độ 0.5%, 1%.
  • Betamethason: Dạng kem hoặc mỡ với nồng độ 0.5%, 1%.
  • Triamcinolon acetonid: Dạng kem hoặc mỡ với nồng độ 0.025%, 0.1%, và 0.5%.
  • Fluocinolon acetonid: Dạng mỡ với nồng độ 0.05%.
  • Clobetasol propionat: Dạng kem hoặc mỡ với nồng độ 0.05%.

Các loại thuốc bôi này có thể được kết hợp với kháng sinh histamin dạng uống. Trong trường hợp nặng, biện pháp quang trị liệu hoặc quang hóa trị liệu cũng có thể được áp dụng.

Cách phòng ngừa bệnh sẩn ngứa

Đối với bệnh nhân mắc bệnh sẩn ngứa, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh có thể giúp hạn chế tình trạng tái phát của bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa:

  • Tránh các yếu tố kích thích: Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như thuốc lá, rượu, và bia.
  • Chế độ ăn uống cẩn thận: Bạn cần nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây kích ứng như cá biển, tôm, cua, sò, ốc, đậu phộng, quả óc chó. Bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đến các thực phẩm như trứng, sữa, lúa mì, đậu nành và đậu phộng để phòng tránh tình trạng dị ứng ở trẻ.
  • Chăm sóc da đúng cách: Sử dụng chất giữ ẩm thường xuyên cho các vùng da khô, tránh chà xát quá mạnh lên các vị trí tổn thương. Đối với tình trạng sẩn ngứa do ánh sáng, có thể sử dụng kem chống nắng chống tia UVA và UVB.
  • Hạn chế tiếp xúc với nắng: Mặc quần áo bảo vệ da khi cần thiết và tránh ra ngoài nắng trong thời gian dài.
  • Duy trì môi trường sạch sẽ: Dọn dẹp nhà cửa để giữ môi trường sạch sẽ và thoáng mát, sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng khi đi ngủ để tránh côn trùng đốt gây sẩn ngứa trên da.
Sẩn ngứa: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị 4
Bạn nên chống nắng thường xuyên để hạn chế gây tổn thương lên vùng da

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh sẩn ngứa. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức về những nguyên nhân gây bệnh từ đó hạn chế và có hướng phòng tránh thích hợp nhé!

Xem thêm: Bị nổi rôm sảy nên bôi gì cho nhanh khỏi?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm