Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Những tiết lộ thú vị xoay quanh việc em bé đạp trong bụng mẹ

Ngày 08/08/2017
Kích thước chữ

Em bé đạp trong bụng mẹ là một trong những thời khắc thiêng liêng và đáng mong đợi mà nhất mà các bà mẹ cảm nhận được trong thời kỳ mang thai của mình. Thai

Em bé đạp trong bụng mẹ là một trong những thời khắc thiêng liêng và đáng mong đợi mà nhất mà các bà mẹ cảm nhận được trong thời kỳ mang thai của mình.

Thai nhi bắt đầu cử động và khám phá xung quanh bé ngay từ tuần thứ 7 hoặc thứ 8 của thai kỳ. Những chuyển động ấy cũng đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của bé khi đang nằm trong bụng mẹ. Vì vậy, theo dõi mọi cử động của bé trong suốt thai kỳ là điều mà mọi bà mẹ cần chú ý.

1. Khi nào thì mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp của bé?

Việc em bé đạp trong bụng mẹ có thể bắt đầu bất cứ lúc nào giữa tuần thứ 18 đến tuần thứ 24 của thai kỳ. Thông thường, các bà mẹ lần đầu cảm nhận được chuyển động của trẻ là vào tuần thứ 24 của thai kỳ. Lý do là, lúc ban đầu những cú đạp của bé yêu không được mạnh mẽ và hầu hết các bà mẹ thường bỏ qua cảm giác này. Tuy nhiên với những bà mẹ giàu kinh nghiệm khi đang mang thai lần hai hoặc ba thì họ có thể cảm nhận rất sớm những cú đạp của bé.

những tiết lộ thú vị xoay quanh việc em bé đạp trong bụng mẹ 1
Mẹ cảm nhận được chuyển động của trẻ vào tuần thứ 24 của thai kỳ

2. Những cú đạp của bé yêu dự đoán về sự phát triển của bé?

Hầu hết các em bé hoạt động và nghỉ ngơi có quy luật trong ngày. Mỗi em bé cũng sẽ ngủ, thức dậy và chơi như bình thường. Thực tế, bé đạp là để thích ứng với thay đổi nhất định từ môi trường. Một em bé di chuyển, quay người hoặc kéo duỗi tay chân để đáp ứng với một số kích thích bên ngoài như tiếng ồn hoặc thức ăn mà mẹ tiêu thụ. Điều quan trọng là người mẹ cần phải hòa hợp với các cử động của em bé để đánh giá về thời gian hoạt động và nghỉ ngơi. Cố gắng kết nối với bé yêu trong giai đoạn phát triển bằng cách nói chuyện nhỏ, hát ru hoặc đọc sách cho bé nghe.

3. Số lần di chuyển hoặc cú đạp của thai nhi có quan trọng?

Mức độ chuyển động của bé trong bụng mẹ là rất quan trọng. Tuy nhiên, mức độ ấy có sự khác nhau giữa các em bé và sự chuyển động của chúng trong bụng mẹ cũng vậy. Trong thời kỳ phát triển của thai nhi, các chuyển động của bé có xu hướng giảm trong vài tuần trước khi chuyển dạ vì không gian bên trong tử cung chật hẹp, không thể cử động nhiều. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý là nếu chuyển động của bé giảm xuống một cách bất thường thì đó có thể là những dấu hiệu đáng báo động.

những tiết lộ thú vị xoay quanh việc em bé đạp trong bụng mẹ 2
Chuyển động của trẻ giảm một cách bất thường có thể gây nguy hiểm

4. Quan tâm đến sự tăng hoặc giảm chuyển động của bé

Các chuyển động hoặc cú đạp của bé thể hiện rằng em bé của bạn đang hoạt động và khỏe mạnh. Tuy nhiên, bé đạp nhiều hơn không có nghĩa là bé khỏe và ngược lại, bé đạp ít hơn cũng không phải là biểu hiện của tín hiệu rắc rối. Để nhận biết được bé đang giảm chuyển động hay không, cần quan sát bé trong vòng 2 giờ. Nếu bạn cảm thấy có ít hơn 10 cử động của bé thì hãy theo dõi thêm trong 2 giờ tiếp theo. Và nếu các cử động không có thay đổi đáng kể thì bạn nên đi khám bác sỹ ngay lập tức.

5. Làm thế nào để ghi lại các động tác của bào thai để tìm hiểu chuyển động của em bé?

Từ thời điểm bắt đầu chú ý đến chuyển động của bào thai, bạn cần ghi nhớ thời gian giữa chuyển động thứ nhất và thứ mười. Điều này bao gồm tất cả các loại cử động của bé như đạp, lăn, trở mình…

6. Làm gì khi nhận thấy những bất thường trong việc chuyển động của bé?

Có nhiều nguyên nhân khiến chuyển động của bào thai giảm và không phải lúc nào chúng cũng là tín hiệu rắc rối (như đã nói ở mục trước). Nếu bạn cảm thấy rằng các cử động của bé đã giảm đi, bạn hãy thử làm những việc sau:

– Bạn thử đi bộ hoặc đi dạo và thư giãn. Vì đôi khi căng thẳng và không vận động có thể làm cho em bé đi vào giấc ngủ hoặc nghỉ ngơi trong một thời gian.

– Thử ăn một thứ gì đó lạnh như kem hay sữa chua, sự thay đổi nhiệt độ bên trong tử cung có thể làm cho bé di chuyển.

– Nghe nhạc hoặc nói chuyện với bé: thông thường một kích thích bên ngoài như tiếng ồn lớn cũng dẫn đến chuyển động của bé.

những tiết lộ thú vị xoay quanh việc em bé đạp trong bụng mẹ 3
Mẹ thử đi bộ nhẹ và thư giãn để đánh thức bé

7. Khi nào thì nên lo lắng về các chuyển động của bé?

Sau đây là những dấu hiệu mà bạn cần lo lắng về các cử động của bé:

– Có ít hơn 10 lần bé chuyển động trong vòng hai giờ.

– Giảm hoặc không có chuyển động của bé để phản ứng lại với các kích thích bên ngoài như âm thanh, vỗ nhẹ hoặc tiếng nói chuyện của bố mẹ.

– Nhận thấy vận động của bé giảm dần trong hơn hai ngày liên tiếp.

Hường

Nguồn: Thehealthsite

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin