Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những vấn đề tâm lý thường gặp ở trẻ - Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Ngày 15/01/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phụ huynh hãy cùng chung tay giúp bé vượt qua được các chướng ngại tâm lý khi gặp phải những dấu hiệu bất thường. Bởi càng can thiệp sớm thì khả năng phục hồi của trẻ tốt hơn.

Bé mắc phải các vấn đề tâm lý nếu được phát hiện sớm thì có thể hạn chế được các trở ngại về sau. Nhưng thực tế hiện nay chưa có nhiều bậc cha mẹ hiểu được chính xác khi nào bé cần được khám tâm lý.

Các vấn đề tâm lý bé thường mắc phải

Hai vấn đề chính mà trẻ nhỏ thường gặp phải trong tâm lý chính là:

  • Vấn đề liên quan đến sự phát triển: Trẻ phát triển bình thường phải đạt được những mốc quan trọng như: vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ, nhận thức, khả năng tự lập… tương ứng với độ tuổi sinh học.
  • Tương tác, giao tiếp với người xung quanh và tương tác xã hội: Đây đều là những vấn đề đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhưng ít được quan tâm.

Lưu ý các biểu hiện chứng tỏ trẻ cần khám tâm lý 1

Hãy quan tâm để ý các cột mốc phát triển của con để sớm phát hiện các bất thường.

Nếu bé gặp phải những bất thường trong 2 vấn đề tâm lý kể trên thì có thể bé đã mắc phải một vấn đề tâm lý nào đó. Đơn cử như một trong những điều thường gặp phải trong giai đoạn phát triển sau đây:

  • Chậm nói: Khi bé 12 tháng không bập bẹ được, 16 tháng không thể nói được từ đơn, 24 tháng không nói được từ đôi… Trẻ chậm nói do nhiều nguyên nhân như không nhận đủ kích thích từ môi trường bên ngoài, mắc vấn đề về khả năng nghe, trí tuệ chậm phát triển hoặc bị bệnh tự kỷ.
  • Nói lắp: Làm ảnh hưởng đến nhịp điệu và sự liền mạch của câu nói, dù bé biết mình muốn nói gì nhưng lại không nói trôi chảy được.
  • Nói ngọng: Bé phát âm sai một từ khi nói, như là uống thành ún, hoa thành ha…
  • Tự kỷ: Xuất hiện dấu hiệu chậm nói hoặc nói được nhưng không nói lại, phát âm từ vô nghĩa, giảm tương tác xã hội, ít giao tiếp bằng mắt, ít cử chỉ giao tiếp và chỉ thích chơi một mình. Bé cũng xuất hiện các bất thường trong hành vi như kiễng gót, xoay tròn… lặp đi lặp lại rập khuôn theo một trình tự…
  • Rối loạn lo âu – trầm cảm: Vấn đề này hay gặp ở những trẻ trên 5 tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lúc này bé sẽ có các biểu hiện như ít nói, rối loạn giấc ngủ, thường lo âu sợ hãi, ít tập trung, dễ cáu gắt… Nặng nhất với trường hợp này là bé có hành vi muốn tự tử là những bé trầm cảm nặng.
  • Tăng động giảm chú ý: Lúc này bé sẽ tăng vận động mà không có khả năng tập trung chú ý với những kích thích bên ngoài. Chẳng hạn như bé tăng động thường xuyên thích chạy nhảy, không ngồi yên trong lớp… Trẻ giảm chú ý gặp khó khăn khi duy trì vị trí của mình trong các hoạt động, dễ xao nhãng mà quên đi điều mình đang làm…
Lưu ý các biểu hiện chứng tỏ trẻ cần khám tâm lý 2Trẻ nhỏ cũng có những vấn đề tâm lý riêng dễ dẫn tới lo âu, trầm cảm.

Cần đưa bé đi khám tâm lý lúc nào?

Ngày nay bé mắc rối loạn tâm lý do nhiều yếu tố khác nhau nên tỷ lệ cũng ngày một tăng cao. Nhưng song song đó thì việc tiếp cận và điều trị vẫn còn nhiều hạn chế, thế nên phụ huynh cần lưu ý phát hiện các vấn đề tâm lý của bé, lắng nghe, quan sát cũng như dành thời gian bên con cùng tương tác và chăm sóc.

Bạn cần khám tâm lý cho bé ngay nếu thấy con có các biểu hiện như sau:

  • Không phản ứng khi gặp kích thích từ môi trường, chậm phát triển ngôn ngữ (không bập bẹ nói lúc 12 tháng tuổi, 16 tháng không nói được từ đơn hoặc từ đôi và nói ít hơn 15 từ đơn khi 24 tháng tuổi…)
  • Bé bị chậm phát triển vận động: Dù đã đủ 18 tháng tuổi nhưng con không đi được, nếu trẻ không đạt được hoặc chậm các mốc phát triển vận động thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng đi lại.
  • Không tập trung làm một việc được, thường xuyên xao nhãng khi học tập hoặc làm việc, dễ bị các kích thích từ bên ngoài ảnh hưởng.
  • Bạn có thể thấy con không ngừng vận động hoặc làm những việc không phù hợp.
  • Giảm khả năng giao tiếp xã hội: Ít giao tiếp với mọi người, thường chơi một mình, thích gây hấn với bạn bè…
  • Có biến cố tâm lý lớn ảnh hưởng bé như thay đổi môi trường sống, nhà có tang, gặp mất mát… Khi đó các bé sẽ cần người nhà hoặc các chuyên gia tâm lý quan tâm, chăm sóc nhiều hơn để không ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Thay đổi trong sinh hoạt, lời nói và cảm xúc đều thể hiện nhiều yếu tố tiêu cực, thường la hét, lo lắng, sợ hãi, tự nhốt mình, giảm hứng thú với những điều trước đây mình thích… Nhất là sau khi gặp biến động tâm lý bé sẽ xuất hiện các dấu hiệu trên đây nên cần đưa đi khám càng sớm càng tốt.
Lưu ý các biểu hiện chứng tỏ trẻ cần khám tâm lý 3Đưa bé đi khám tâm lý càng sớm càng tốt để chóng quay lại nhịp sinh hoạt bình thường.

Nhờ phát hiện sớm mà những vấn đề tâm lý của trẻ nhỏ sẽ được cải thiện tốt hơn, đặc biệt còn cần cả sự quan tâm từ gia đình và các chuyên gia hỗ trợ.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm