Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nổi mề đay là một tình trạng dị ứng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Khi bị mề đay, nhiều người đã tìm kiếm những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng, một trong số đó là nước dừa. Nổi mề đay uống nước dừa được không là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Nước dừa được biết đến là một thức uống phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng bởi công dụng và khả năng làm đẹp tuyệt vời của nó. Vậy nổi mề đay uống nước dừa được không? Hãy để Nhà Thuốc Long Châu giúp bạn tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
Nổi mề đay là một tình trạng dị ứng phát ban. Đây là kết quả của việc hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân dị nguyên, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch giải phóng các chất trung gian hoá học như histamin, bradykinin… Chính các chất này khiến cơ thể xuất hiện tình trạng phù nề trong da do giãn mạch máu và là nguyên nhân gây nên các biểu hiện của bệnh mề đay.
Mề đay đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện các sẩn phù to, có màu đỏ hoặc trắng, xung quanh có một vòng viền đỏ. Mề đay khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa rát, khó chịu, một số bệnh nhân còn có triệu chứng sưng nề mí mắt, môi, lưỡi, đầu chi… Tình trạng mề đay có thể xuất hiện ở một vùng da hoặc trên nhiều vị trí khác nhau tuỳ từng trường hợp.
Mề đay cấp sẽ xuất hiện và biến mất trong vòng 6 tuần. Nếu kéo dài trên 6 tuần là mề đay mãn tính.
Nguyên nhân gây nổi mề đay hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng có thể nhận biết các yếu tố nguy cơ gây khởi phát tình trạng bệnh chủ yếu là các tác nhân dị ứng, thường gặp có thể là:
Ở nước ta, nước dừa là một thức uống vô cùng phổ biến và được nhiều người yêu thích, nhất là giải khát vào mùa hè. Nước dừa có nhiều chất dinh dưỡng như acid amin, glucose, các chất điện giải… Sử dụng nước dừa không chỉ tốt cho sức khoẻ mà nó còn có tác dụng làm đẹp rất được chị em phụ nữ yêu thích.
Nước dừa quả là một thức uống “quốc dân”. Thế nhưng, liệu nổi mề đay uống nước dừa được không?
Khoa học đã chứng minh trong nước dừa chứa nhiều chất béo trung tính, có khả năng làm dịu đường tiêu hoá và giảm các phản ứng dị ứng ở bệnh nhân nổi mề đay. Nước dừa giảm các phản ứng dị ứng bằng cách thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, giảm các triệu chứng ngứa, tuy nhiên nó không có khả năng chữa khỏi các bệnh về da. Vì vậy, uống nước dừa không chỉ hỗ trợ tiêu hoá, làm đẹp da, bổ sung vitamin giúp tăng cường đề kháng mà còn là một sản phẩm lành mạnh cho cơ thể bạn khi bị mề đay.
Nước dừa rất tốt cho sức khỏe của người bình thường nói chung và người bị nổi mề đay nói riêng, tuy nhiên với những người bị dị ứng với nước dừa thì hoàn toàn không nên sử dụng. Bạn cũng nên hạn chế tránh dùng quá nhiều và cân nhắc về một số lưu ý dưới đây:
Chế độ ăn uống trong quá trình bị nổi mề đay là một vấn đề rất được nhiều người quan tâm. Nếu ăn uống đúng cách có thể giúp bệnh thuyên giảm một cách nhanh chóng, ngược lại nếu sử dụng những thực phẩm không có lợi có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn và lâu khỏi hơn. Dưới đây là một số thực phẩm khuyên bạn đọc nên sử dụng có thể giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh mề đay:
Trong quá trình ăn uống, nếu nhận thấy tình trạng mề đay có dấu hiệu xấu đi thì cần ngưng ngay và tham khảo ý kiến chuyên gia để có được những chỉ dẫn tốt nhất về chế độ dinh dưỡng hằng ngày và sinh hoạt.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Nổi mề đay uống nước dừa được không?” của Nhà Thuốc Long Châu. Có thể nói, nước dừa là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của người bình thường cũng như người bệnh nổi mề đay. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường của tình trạng nổi mề đay, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để có những chẩn đoán chính xác và hướng xử lý phù hợp. Chúc bạn đọc luôn có thật nhiều sức khoẻ!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.