Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm âm đạo khi mang thai xảy ra ở 10-20% thai phụ và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong thai kỳ. Bệnh không chỉ gây ngứa, mùi hôi và cảm giác khó chịu ở vùng kín mà còn khiến bạn cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của mẹ và thai.
Trường hợp này phải xử lý ra sao để không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi mà vẫn chữa bệnh cho mẹ được?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu dễ mắc phải những bệnh phụ khoa trong thời kỳ mang thai. Nhưng yếu tố tác động lớn nhất đó là sự thay đổi hormone nội tiết. Nồng độ estrogen tăng cao gấp vài lần so với mức thông thường trong 6 tháng đầu của thai kì làm cho pH sinh lý tại âm đạo tăng cao.
pH tăng khiến môi trường âm đạo trở nên kiềm tính và tạo điều kiện cho các loại hại khuẩn trong âm đạo phát triển mạnh, nếu vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào chúng cũng dễ dàng gây ra các mầm bệnh phụ khoa nghiêm trọng.
Ngoài ra, trong thai kì một lượng lớn huyết trắng được tiết ra khiến cho âm đạo ẩm ướt, có mùi và dễ viêm nhiễm hơn. Nếu các chị em không vệ sinh đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện cho khuẩn, nấm sinh sôi.
Sức đề kháng của phụ nữ mang thai sẽ kém hơn thông thường, dễ khiến cơ thể bị mắc các bệnh phụ khoa, viêm âm đạo.
Nấm gây viêm nhiễm âm đạo có tên là Candida, những viêm nhiễm này có xu hướng xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ vì những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tăng sản xuất glycogen (để dự trữ năng lượng trong cơ thể) và nồng độ estrogen cao hơn. Bệnh thường phổ biến hơn trong quý thứ hai và thứ ba của thai kỳ.
Biểu hiện, triệu chứng của viêm âm đạo khi mang thai do nấm:
Trong một số trường hợp, viêm âm đạo khi mang thai không có bất cứ biểu hiện nào khiến thai phụ không thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Đa số bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Tuy nhiên, rất khó để các bác sĩ cho biết liệu thai nhi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và ở mức độ nào. Viêm âm đạo do nấm hay nấm âm đạo khi mang thai có thể tác động đến thai nhi theo một trong ba cách:
Viêm âm đạo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như sau:
Bệnh lậu có thể gây ra chuyển dạ sinh non, và trong quá trình thai nhi đi qua âm đạo của mẹ, vi khuẩn lậu có thể bám vào mắt em bé gây nhiễm trùng mắt và có thể gây mù.
Liên cầu (streptococcus) nhóm B có thể gây biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh, và trong trường hợp hiếm gặp có thể gây tử vong.
Những điều trên chứng tỏ rằng bạn không nên chủ quan khi mắc viêm âm đạo khi mang thai. Bệnh này có thể khiến thai kỳ của bạn trở nên nguy hiểm cho cả thai phụ và em bé.
Khi mẹ bầu nghi ngờ mình bị viêm âm đạo, việc đầu tiên phải làm là nên đến cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa để khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đó bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và điều trị bằng thuốc không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, mẹ bầu nên áp dụng những biện pháp hạn chế viêm âm đạo khi mang thai sau đây:
Khi mang thai, các bác sĩ chỉ khuyên bạn dùng các loại thuốc có tác dụng tại chỗ như kem bôi âm đạo và thuốc đặt âm đạo. Không phải tất cả các loại kem âm đạo và thuốc đặt đều được sử dụng trong khi mang thai. Vì vậy tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có được loại phù hợp.
Nếu không được điều trị, nhiễm trùng nấm ở âm đạo có thể truyền sang miệng của bé trong khi sinh thường.
Thanh Hoa
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.