Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phân biệt đau mắt đỏ nhẹ và cách điều trị

Ngày 07/08/2018
Kích thước chữ

Bệnh dịch đau mắt đỏ khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Có một số loại nguy hiểm cần phải điều trị gấp, tuy nhiên một số loại đau mắt đỏ nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần phải điều trị.

Bệnh dịch đau mắt đỏ khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Có một số loại nguy hiểm cần phải điều trị gấp, tuy nhiên một số loại đau mắt đỏ nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần phải điều trị.

1. Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ nhẹ

Những biểu hiện đau mắt đỏ có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng thông thường đau mắt đỏ thể nhẹ gồm có:

  • Bị chảy nước mắt

Phân biệt đau mắt đỏ nhẹ và cách điều trị 1Đau mắt đỏ nhẹ thường bị chảy nước mắt
  • Xuất hiện mẩn đỏ, ngứa và bị sưng mắt

  • Đau liên tục trong mắt, có cảm giác cộm mắt.

  • Cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng

  • Có chất dịch màu trắng rõ ràng

  • Có dỉ mắt màu vàng và màu xanh lục từ mắt

  • Bị nhìn mờ thoáng qua

2. Nguyên nhân của đau mắt đỏ

Có 4 nguyên nhân chính sau:

  • Virus

  • Vi khuẩn

  • Chất gây dị ứng (như lông vật nuôi hoặc bụi ve)

  • Các chất kích thích (như sương khói hoặc clo bể bơi) lây nhiễm hoặc gây kích ứng mắt và niêm mạc mí mắt

Phân biệt đau mắt đỏ nhẹ và cách điều trị 2Đau mắt đỏ khiến bệnh nhân đau nhức và cộm mắt như có cát

3. Cách tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ nhẹ

Virus và vi khuẩn đau mắt đỏ khá dễ dàng lây lan và có bùng phát nhanh thành dịch, lây nhiễm từ người này sang người khác. Bạn có thể giảm nguy cơ lây lan chứng đau mắt đỏ bằng cách làm theo các bước đơn giản như rửa tay và không dụi vào mắt. Đau mắt đỏ là do chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích không lây nhiễm, tuy nhiên nó có thể lây lan do virut hoặc vi khuẩn

4. Cách điều trị chứng đau mắt đỏ

Cách điều trị đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đau mắt đỏ thường nhẹ, hiếm có trường hợp nghiêm trọng và dễ điều trị, thậm chí không cần điều trị.

Tuy nhiên, điều thiết yếu là khi bị đau mắt đỏ cấp bạn cần phải đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt, không được tự ý mua thuốc tra, nhỏ.

5. Khi nào nên đến khám bác sĩ

Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ đều nhẹ và không cần điều trị. Nhưng có một số trường hợp nghiêm trọng, bạn nên tới các bệnh viện hay cơ sở chuyên khoa về mắt để kiểm tra và có cách điều trị phù hợp. Nếu xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn nên tới bệnh viện hay cơ sở chuyên khoa mắt:

  • Đau nhức mắt liên tục

  • Nhìn lóa hay chói mắt khi ra ánh nắng

  • Mắt đỏ ngầu

  • Hệ thống miễn dịch yếu, ví dụ như HIV hoặc ung thư

  • Dùng kháng sinh nhưng không có tác dụng

  • Các triệu chứng càng ngày càng nặng

Đau mắt đỏ nặng có nguy cơ biến chứng hoặc nhiễm trùng.

6. Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị bệnh đau mắt đỏ, bạn nên đưa các bé tới bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa mắt. Nguyên nhân gây bệnh có thể là: nhiễm trùng, dị ứng, ống dẫn nước mắt bị tắc. Nó có thể gây ra nhiếu vấn đề về mắt hoặc dẫn tới nhiễm trùng các cơ quan khác.

Phân biệt đau mắt đỏ nhẹ và cách điều trị 3Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Trong điều trị đau mắt đỏ, thuốc kháng sinh không phải là sự lựa chọn hàng đầu. Do tất cả các loại thuốc hiện tại chỉ có công dụng phòng chống bội nhiễm, không thể chữa trị bệnh. Nếu như thấy bệnh kéo dài trên 7 ngày hay mức độ ngày một nặng hơn vượt qua đau mắt đỏ nhẹ thì cần nhanh chóng đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Thanh Hiền

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:đau mắt đỏ