Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời gian chuyển mùa là dịp thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Trong số đó, bệnh đau mắt đỏ là bệnh lành tính, nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy biểu hiện đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng của bệnh viêm kết mạc dị ứng... Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
Biểu hiện đau mắt đỏ thường là: bị đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. Đau mắt đỏ sẽ khiến cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt khó chịu mà không thể lấy ra được. Khi ngủ dậy mắt bị dính chặt lại do màng rỉ mắt.
Bệnh viêm kết mạc thường bị cả hai mắt. Lúc đầu bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.
Khi bị bệnh đau mắt đỏ, người bệnh có biểu hiện chính là mắt đỏ và có ghèn. Thông thường, một mắt trước của người bệnh đỏ trước, sau đó lan sang mắt thứ hai và cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều ghèn, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Rỉ mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt lúc này sưng phù, mọng, mắt đỏ, đau nhức, chảy nước mắt.
Biểu hiện đau mắt đỏ cũng có thể là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai, vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm. Tuy nhiên, khi bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc…
Khi bị đau mắt đỏ bạn cần:
Không sử dụng kính áp tròng và thay bằng kính gọng cho đến khi các triệu chứng bệnh biến mất hoàn toàn. Vệ sinh sạch sẽ hộp đựng kính và kính thường xuyên.
Ghèn thường tích tụ ở mắt khi ta ngủ và đặc biệt nếu người bệnh là trẻ nhỏ, bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu vì lớp ghèn làm dính chặt mắt lại. Hãy dùng khăn tắm nhúng nước ấm lau nhẹ quanh vùng mắt để loại bỏ bớt ghèn;
Sử dụng băng gạc vệ sinh mắt rất dễ lây bệnh từ hai mắt. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng hai miếng gạc cho mỗi mắt và chỉ dùng một lần duy nhất;
Khi vệ sinh mắt, bạn hãy lau từ khu vực trong (bên cạnh mũi) ra phía bên ngoài. Hãy sử dụng một bề mặt gạc cho mỗi lần lau để ghèn mắt không bị sót lại trên mắt;
Nếu sử dụng khăn giấy hoặc giấy lau, bạn phải dọn dẹp giấy rác sạch sẽ và không vứt bừa bãi sau khi lau;
Nếu dùng khăn mặt để làm sạch mắt, bạn hãy giặt sạch chúng ngay sau khi dùng để không ai tiếp xúc hoặc sử dụng chúng. Sau khi lau rửa mắt xong, hãy nhớ rửa tay để tránh bệnh lan sang mắt bên cạnh bạn nhé.
Trên đây là những biểu hiện đau mắt đỏ bạn cần lưu ý. Khi thời tiết chuyển mùa, hãy nhớ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và không sử dụng chung đồ đạc cá nhân với người khác để không mắc bệnh đau mắt đỏ. Bên cạnh đó, hãy luôn duy trì chế độ ăn uống hợp lý cho người đau mắt đỏ và tiếp nhận điều trị nghiêm túc khi bị đau mắt đỏ bạn nhé.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.