Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phương pháp đơn giản giúp bạn phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Ngày 14/04/2018
Kích thước chữ

Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích (gọi chung là viêm đại tràng ruột kích thích) là 2 chứng bệnh phổ biến của hệ tiêu hóa. Thậm chí các triệu chứng lâm sàng của hai bệnh lý này cũng rất dễ nhầm lẫn với nhau và rất khó phân biệt. Vậy có cách nào phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích không?

Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích (gọi chung là viêm đại tràng ruột kích thích) là 2 chứng bệnh phổ biến của hệ tiêu hóa. Thậm chí các triệu chứng lâm sàng của hai bệnh lý này cũng rất dễ nhầm lẫn với nhau và rất khó phân biệt. Vậy có cách nào phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích không?

Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích 1Làm cách nào để phân biệt viêm đại tràng ruột kích thích.

Đại tràng là gì?

Đại tràng thường được gọi với tên quen thuộc là ruột già, đây là cơ quan nằm ở phần cuối của đường tiêu hóa, có chức năng tiếp nhận thức ăn đã được tiêu hóa ở dạ dày và hấp thu từ ruột non chuyển đến. Đại tràng sẽ hấp thụ nước, muối khoáng từ thức ăn rồi phân hủy cùng với các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân. Khi lượng phân đã đủ, đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân thông qua thực tràng.

Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích 2Đại tràng là cơ quan tiêu hóa nằm ở phần cuối đường tiêu hóa.

Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Viêm đại tràng ruột kích thích đều là hậu quả của các tác động tới quá trình hoạt động của đại tràng dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng khá giống nhau giữa viêm đại tràng ruột kích thích có thể kể đến như: buồn nôn, đau bụng, đi ngoài nhiều lần.

Định nghĩa viêm đại tràng ruột kích thích:

  • Viêm đại tràng: Là trạng thái đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương. Các tổn thương có thể khu trú tại một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Bệnh nhân mắc phải viêm đại tràng nặng có thể bị loét rộng và gây chảy máu đại tràng. Khi nội soi người bệnh, người ta sẽ thấy các vết viêm, vết khoét, ổ loét phủ lớp nhầy trắng… trên đại tràng. Bệnh thường khởi phát từ các đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do đại tràng nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng và các hóa chất độc hại. Hãy lưu ý điều trị viêm đại tràng sớm để tránh các biến chứng không đáng có.
Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích 3Hình ảnh mô phỏng nội soi đại tràng.
  • Hội chứng ruột kích thích: Là rối loạn chức năng đại tràng và tái phát nhiều lần. Tuy nhiên khi nội soi hay xét nghiệm đại tràng người bệnh đều không thấy bất kỳ tổn thương nào về giải phẫu ở ruột.

Viêm đại tràng ruột kích thích có thể phân biệt với nhau qua một số đặc điểm riêng biệt kể đến như:

  • Ruột kích thích có biểu hiệu đau bụng dữ dội, quặn đau hay đau âm ỉ nhưng tần suất không nhiều và không cố định. Đôi lúc bệnh nhân có thể sờ được những cục rắn nổi lên ở vị trí đau. Bệnh nhân có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, có khi là cả hai. Khi đi ngoài thường hay có cảm giác đi không hết phân và muốn đi tiếp, đồng thời bệnh nhân thường không đi ngoài ra máu hay xuất hiện phân đen giống viêm đại tràng.

  • Bệnh nhân bị viêm đại tràng thì tình trạng chướng bụng hay đầy hơi chỉ xảy ra ở mức độ vừa, không gây nhiều ảnh hưởng. Người mắc hội chứng ruột kích thích lại có cảm giác chướng bụng khá nặng, đặc biệt là sau khi ăn. Và chỉ khi trung tiện hay đại tiện mới hết cảm giác này. Bệnh còn khiến người bệnh thấy chán ăn, mệt mỏi và mất ngủ.

  • Bệnh nhân mắc viêm đại tràng lâu năm có thể tiến triển thành mạn tính nếu không được điều trị tốt. Các biến chứng nặng có thể kể đến như: ung thư đại tràng, thủng đại tràng… Nhưng hội chứng ruột kích thích không xảy ra các nguy cơ này.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin