Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phòng tránh nhiễm độc thai nghén qua những loại thực phẩm sau

Ngày 12/01/2021
Kích thước chữ

Nhiễm độc thai nghén là khi những dấu hiệu ốm nghén của thai phụ như buồn nôn, nôn, chóng mặt, mệt mỏi trở nên nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Cùng tìm cách phòng tránh nhiễm độc thai nghén thông qua chế độ ăn uống.

Nhiễm độc thai nghén không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, làm tăng nguy cơ sảy thai mà còn khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển khi sinh ra. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu về căn bệnh này và cách phòng tránh hiệu quả.

Những nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén

Phòng tránh nhiễm độc thai nghén qua những loại thực phẩm sau 1Nhiễm độc thai nghén là những dấu hiệu ốm nghén của thai phụ trầm trọng hơn

Nhiễm độc thai nghén được chia làm 2 giai đoạn là nhẹ và nặng. Những triệu chứng mang thai bị nghén nhẹ có thể khiến mẹ bầu khó chịu và bất chợt thèm bất thường một món gì đó.

Thông thường những triệu chứng này sẽ mất đi vào tháng thứ ba của thai kỳ nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể chuyển biến thành giai đoạn nặng như giai rối loạn chuyển hóa, suy kiệt cơ thể và xuất hiện những triệu chứng bất thường thần kinh. Những nguyên nhân của bệnh nhiễm độc thai nghén

Hiện nay vẫn chưa xác nhận được nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén tuy nhiên những điều sau sẽ khiến cho mẹ bầu có nguy cơ cao nhiễm độc thai nghén:

Độ tuổi mang thai

Nếu người mẹ mang thai khi còn quá trẻ dưới 18 tuổi hoặc lần đầu mang thai sẽ có nguy cơ cao mắc những bệnh liên quan đến nhiễm độc thai nghén.

Mẹ quá ốm, sức khỏe yếu

Phòng tránh nhiễm độc thai nghén qua những loại thực phẩm sau 2Mẹ quá ốm, sức khỏe yếu có thể làm trầm trọng những triệu chứng của nhiễm độc thai nghén

Cân nặng dưới 40kg khi mang thai có thể gây nhiều biến chứng thai kỳ, thậm chí rối loạn tiêu hóa, ốm nghén cũng khiến mẹ bị suy dinh dưỡng, hạ đường máu, giảm thân nhiệt. 

Điều kiện kinh tế, xã hội của mẹ bầu nghèo nàn

Nếu phụ nữ mang thai sống trong điều kiện mức sống vật chất thấp, thường xuyên làm việc mệt mỏi, quá sức, môi trường sống thiếu vệ sinh, chật hẹp, tinh thần luôn mệt mỏi, căng thẳng làm cho sức đề kháng của mẹ bầu suy yếu.

Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Ăn các loại thức ăn lạ, dễ gây dị ứng trong trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và tốc độ phát triển của thai nhi. Ngoài ra việc ăn uống thiếu dưỡng chất như acid folic, vitamin D, B cũng làm tình trạng ốm nghén trầm trọng hơn.

Những loại thực phẩm nên dùng để phòng tránh nguy cơ nhiễm độc thai nghén

Trứng

Phòng tránh nhiễm độc thai nghén qua những loại thực phẩm sau 3Mỗi ngày ăn một quả trứng có thể giúp bạn hạn chế được nguy cơ thiếu chất do ốm nghén nặng.

Mỗi quả trứng chỉ chứa khoảng 90 calo, nhưng thành phần lại có gần như mọi chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ như nguồn protein dồi dào, các axit béo omega – 3, choline, vitamin D, canxi, kẽm. Mỗi ngày ăn một quả trứng có thể giúp bạn hạn chế được nguy cơ thiếu chất do ốm nghén nặng.

Những loại đậu như đậu xanh, đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu phộng

Các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt, vitamin B9 và canxi dồi dào để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Chúng có thể làm những triệu chứng khó chịu trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm độc thai nghén và dị tật thai nhi. Mẹ nên ăn đậu được nấu chín để giữ lại 65 – 90% chất dinh dưỡng và nhiều chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón và trĩ.

Những loại trái cây có nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi có hương vị thơm ngon đồng thời bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, chất xơ, cùng hàng loạt các chất chống oxy hóa khác. Ăn nhiều trái cây là cách tốt nhất để làm tươi mới vị giác, giảm những triệu chứng buồn nôn đồng thời cải thiện hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bạn không nên ăn hoặc uống nước trái cây vào buổi tối và lúc đói sẽ rất có hại cho dạ dày.

Những loại thịt bò, gà, heo

Thịt gia súc gia cầm là nguồn protein chất lượng cao và cũng là những thức ăn tốt cho bà bầu, cung cấp thêm các khoáng chất như sắt, canxi… và các loại vitamin A, D, E, B1, B2. Ăn thịt đúng cách trong thai kỳ rất tốt cho người mẹ khi mang thai cũng như sự phát triển của bé từ trong bào thai tới khi trưởng thành.

Tuy nhiên bạn nên chọn những loại thực phẩm được chứng nhận an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi. Hiện nay những loại thịt trôi nổi trên thị trường dễ nhiễm khuẩn Toxoplasma, thịt không được nấu chín, đồ tái, sống... không những không cung cấp dinh dưỡng mà còn làm tăng cao nguy cơ nhiễm độc thai kỳ. Ngoài ra việc ăn thịt kèm cùng các thực phẩm giàu vitamin C, như rau xanh hoặc ớt chuông cũng có thể giúp tăng hấp thu dinh dưỡng từ bữa ăn cho mẹ.

Các loại rau nhà cải

Việc tiêu thụ các loại rau họ cải có màu xanh đậm như bông cải xanh, xà lách, cải bẹ xanh, cải thìa, cải xoăn có công dụng cung cấp chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, canxi, sắt, folate và kali. Chúng tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày, giúp tăng cường hệ miễn dịch, canxi giúp tốt cho xương, chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng, ngăn ngừa táo bón và nhiễm độc thai kỳ hiệu quả. Tuy nhiên những loại rau xanh này có một nhược điểm thất thoát chất dinh dưỡng nếu xử lý bằng nhiệt cao, vì thế mẹ nên hấp, luộc hoặc ăn sống là tốt nhất.

Các loại sản phẩm của sữa

Các loại sản phẩm của sữa được khuyến cáo nên dùng cho mẹ bầu vì chúng có lượng canxi dồi dào hơn, đồng thời bổ sung nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe, giúp mẹ phòng tránh được những vấn đề phổ biến trong thai kỳ như ốm nghén, táo bón, đầy hơi, chướng bụng. Việc bổ sung men vi sinh bằng sữa chua được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ biến chứng như tiền sản giật và nhiễm độc thai nghén.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin