Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Khánh Vy
Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh xảy ra trong quá trình mang thai của người phụ nữ, xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Trẻ được sinh từ người mẹ bị mắc bệnh thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật và nguy cơ trẻ khi sinh bị ngạt cao.
Nhiễm độc thai nghén là bệnh lý phát sinh trong thời kỳ thai nghén của phụ nữ. Đây là tình trạng rối loạn co thắt các mạch máu của người mẹ, bao gồm cả hệ thống mạch máu ngoại biên và mạch máu nội tạng như gan, thận, tử cung, não.
Hậu quả của bệnh là tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan của mẹ và nhau thai, ảnh hưởng đến nhau thai và gây nhiều nguy hiểm cho quá trình sinh em bé. Mẹ bầu cần phát hiện sớm để có những biện pháp xử trí kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng.
Nhiễm độc thai nghén là bệnh lý thường xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Triệu chứng nhiễm độc thai nghén nổi bật trong 3 tháng đầu thai kỳ là nghén nặng, thai phụ thường nôn nghén quá độ, ăn uống kém. Còn triệu chứng nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ là phù, tăng huyết áp, xuất hiện protein trong nước tiểu,…
Nguyên nhân gây ra nhiễm độc thai nghén hiện nay còn chưa rõ nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu (hiện tượng bệnh lý sớm) gồm các triệu chứng:
Ốm nghén, nôn ọe vào buổi sáng;
Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, cơ thể xanh xao;
Ăn uống kém, đôi khi lại thèm ăn đột ngột;
Tình trạng này sẽ xuất hiện khi mang thai được 1 tháng, kéo dài khoảng 3 tháng rồi giảm dần các triệu chứng và biến mất.
Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối (hiện tượng bệnh lý muộn) các triệu chứng thường rõ ràng hơn:
Phù 2 chân: Ở những tháng cuối của thai kỳ, chân của thai phụ thường phù to. Khi ấn ngón tay vào mắt cá chân mà có in dấu lõm của ngón tay. Những trường hợp có thể bị phù ở cả mặt và hai tay. Thai phụ sẽ tăng nhanh mỗi tuần tới 500gr khi bị nhiễm độc thai nghén do nước bị giữ lại trong cơ thể.
Protein niệu: Thường là dấu hiệu muộn. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy chỉ số protein niệu cao hơn 0,3g/l thì các thai phụ cần theo dõi.
Tăng huyết áp: Khi bị nhiễm độc thai nghén huyết áp của thai phụ tăng lên tối đa khoảng 30mmHg và tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai. Nếu huyết áp trên 140/90 mmHg thì thai phụ nên được chuyển đến các cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và điều trị, phòng ngừa các biến chứng xảy ra.
Ngoài ra, một số dấu hiệu nhận biết nhiễm độc thai nghén mà thai phụ cần lưu ý:
Tim đập nhẹ hơn, đôi lúc xuất hiện tình trạng khó thở;
Mắt bị mờ do hiện tượng võng mạc bị phù
Nhiễm độc thai nghén là một bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng như:
Tiền sản giật: Nhiễm độc thai nghén có thể dẫn đến tiền sản giật với các triệu chứng như: Choáng váng, đau đầu, mờ mắt, đau bụng, protein trong nước tiểu tăng đến 0,5g/l, tình trạng phù nề nặng hơn… Lúc đó, thai phụ cần nhập viện theo dõi, việc xác định tuổi thai và chấm dứt thai kỳ đúng lúc có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố có vai trò tiên quyết trong điều trị bệnh.
Sản giật: Tiền sản giật nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến các cơn sản giật. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm độc thai nghén. Biến chứng này thường xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ, trong quá trình chuyển dạ và sau khi sinh. Thai phụ có thể bị giật, hôn mê, tăng huyết áp và protein niệu…nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong cả mẹ và con
Đối với thai nhi, bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự cung cấp các chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi, từ đó trẻ nhẹ cân, thậm chí không đủ dinh dưỡng khiến thai chết lưu, sảy thai.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ ở phụ nữ mang thai gồm:
Thời tiết: Tỷ lệ phát bệnh vào mùa lạnh thường có xu thế cao hơn đối với mùa nóng;
Tuổi tác: Mang thai trên 40 tuổi hoặc dưới 18 tuổi;
Sản phụ thường xuyên làm việc mệt mỏi, quá sức;
Ăn phải các loại thức ăn lạ, thức ăn dễ gây dị ứng;
Sản phụ mắc các bệnh nội khoa mãn tính như loét dạ dày, viêm thận mãn tính…
https://www.merckvetmanual.com/metabolic-disorders/hepatic-lipidosis/pregnancy-toxemia-in-cows
https://www.mydr.com.au/toxaemia-of-pregnancy/
Dấu hiệu nghi ngờ nhiễm độc thai nghén bao gồm:
Nhiễm độc thai nghén có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Một số tác động bao gồm:
Nhiễm độc thai nghén không hoàn toàn do chế độ ăn uống không điều độ, nhưng lối sống và dinh dưỡng có thể góp phần làm tăng nguy cơ, như mẹ bầu ăn thức ăn lạ, thực phẩm dễ gây dị ứng, chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết hoặc tiêu thụ quá nhiều muối có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
Mẹ bầu nghén ít không có nghĩa là có nguy cơ thấp hơn về nhiễm độc thai nghén. Nguy cơ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như số lần mang thai, tuổi tác, béo phì, bệnh nền đi kèm,... Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe và đi khám thai định kỳ.
Để phòng ngừa nhiễm độc thai nghén, mẹ bầu nên kiêng:
Hỏi đáp (0 bình luận)