Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chăm sóc mẹ bị nhiễm độc thai nghén tại nhà đúng cách

Ngày 12/01/2021
Kích thước chữ

80% phụ nữ mang thai có thể phòng chống và giảm thiểu những triệu chứng nhiễm độc thai nghén thông qua việc chăm sóc và ăn uống hợp lý. Hãy theo dõi những chia sẻ về cách chăm sóc mẹ bị nhiễm độc thai nghén tại nhà đúng cách để có thêm nhiều kinh nghiệm với vấn đề này.

Nhiễm độc thai nghén là bệnh thai kỳ nguy hiểm nhưng cũng thường gặp, ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Bệnh này nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng như hôn mê, co giật, khó thở và khiến cho thai nhi chết lưu, sảy thai. Vì thế hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc mẹ bị nhiễm độc thai nghén tại nhà đúng cách qua bài viết sau.

Chăm sóc mẹ bị nhiễm độc thai nghén nhẹ tại nhà

Chăm sóc mẹ bị nhiễm độc thai nghén tại nhà đúng cách 1Nhiễm độc thai nghén là bệnh nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ mang thai

Ăn uống đủ dưỡng chất, phân bổ bữa ăn đều giữa chất đạm, béo, đường bột và tăng cường hoa quả, rau tươi... trong suốt quá trình mang thai. Không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… mà thay vào đó là những loại thức ăn mềm dễ tiêu như cháo hạt sen, cháo bầu dục, cháo cá chép. 

Tuyệt đối không được sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, cafe và các loại nước ngọt có gas

Nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya, tránh lao động nặng trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.

Lúc này mẹ nên giữ tâm lý thực sự thoải mái. Tránh căng thẳng, stress quá nhiều bằng cách 

luyện tập thể dục nhẹ nhàng, đọc sách và thường xuyên chia sẻ tâm sự với chồng, gia đình và người thân.

Khám thai định kỳ là theo lịch của bác sĩ để tầm soát những nguy cơ mắc bệnh thai kỳ và theo dõi liên tục tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé.

Với những mẹ bị ốm nghén nặng thì nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no. Mẹ bầu nên uống nhiều nước khoảng 1,5 - 2L/ngày và tăng cường những loại nước trái cây tự nhiên như nước cam, chanh, mía. Sau mỗi lợi lần ốm nghén nặng cần nghỉ yên tĩnh tại giường, nằm nghiêng trái nhằm tăng tuần hoàn tử cung rau có lợi cho thai.

Tránh những loại thực phẩm

Chăm sóc mẹ bị nhiễm độc thai nghén tại nhà đúng cách 2Mẹ bầu cần hạn chế ăn đồ tái sống để tránh nhiễm bệnh

Thức ăn mặn

Vì nôn nghén liên tục khiến cho mẹ bị nhạt miệng khiến mẹ thèm ăn mặn hơn. Nếu ăn mặn trong thời gian dài sẽ gây áp lực cho tim làm xuất hiện những triệu chứng như hồi hộp, buồn bực khó chịu, đi tiểu giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra nếu như những triệu chứng của mẹ bầu chỉ là ốm nghén thì việc ăn quá nhiều muối trong thai kỳ sẽ trực tiếp khiến mẹ bị nhiễm độc thai nghén kéo theo một loạt bệnh như liên quan đến huyết áp, thận, dạ dày..

Thực phẩm có tính axit

Những thực phẩm được lên men chua có thể làm giảm cảm giác nhạt miệng, buồn nôn tuy nhiên chúng sẽ làm thay đổi dịch trong cơ thể tạo ra hiện tượng axit hóa, làm thúc đẩy mức độ catecholamine trong máu tăng lên. Việc này sẽ kích thích các chất độc hại tiết ra nhiều hơn, khiến mẹ cảm thấy khó chịu và tạo cảm giác tiêu cực trong thai kỳ và làm tình trạng nhiễm độc thai nghén thêm trầm trọng.

Thực phẩm bị nhiễm khuẩn

Những loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, đặc biệt là các loại thịt gia súc, gia cầm rất dễ bị nhiễm trùng Toxoplasma, vi khuẩn salmonella, vi khuẩn listeria. Hệ quả của việc này là mẹ có thể bị nhiễm độc thai nghén gây sinh non, sẩy thai và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.

Chăm sóc đặc biệt với những bệnh nhân bị nhiễm độc thai nghén

Chăm sóc mẹ bị nhiễm độc thai nghén tại nhà đúng cách 3Mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén cần được chăm sóc đặc biệt hơn

Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ

Cần nằm nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, sạch sẽ và không có mùi thức ăn. Người nhà phải giúp mẹ bầu định tinh thần và tham khảo bác sĩ về chế độ ăn phù hợp. Có thể sử dụng thêm một số thuốc chống nôn, thuốc chống mất nước theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ

Lúc này thai phụ thường bị mất cảm giác ngon miệng, không ăn được gì và khi ăn vào thì sẽ nôn ra hết. Vì thế mẹ cần đến bệnh viện để được theo dõi và đánh giá hàng ngày về các dấu hiệu lâm sàng, huyết áp, lượng nước tiểu sau 24 giờ hằng ngày để nhanh chóng phát hiện những bất thường như:

Tiền sản giật: Mẹ bầu choáng váng, buồn nôn, mắt mờ, protein trong nước tiểu tăng đến 0,5g/l, tình trạng phù nề nặng hơn.

Sản giật: Thường gặp ở những mẹ bầu nhiễm độc thai nghén ở giai đoạn cuối thai kỳ, khiến mẹ bị giật, hôn mê, tăng huyết áp và protein niệu.

Nhiễm độc thai nghén trong quá trình chuyển dạ thì cần được cấp cứu ngay để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Khống chế huyết áp để không để tăng hoặc hạ thấp quá.

Mẹ bầu nên uống bổ sung thêm các vi lượng như acid folic, Magie B6… theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo đủ chất cho thai nhi phát triển bình thường.

Bệnh nhiễm độc thai nghén ở thai phụ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh tình trạng thể chất, khí huyết của mẹ bầu bị suy nhược. Với những triệu chứng như đau dạ dày, nôn, mệt mỏi gần giống với các triệu chứng ốm nghén thai kỳ tiến triển nặng hãy đến bác sĩ khám ngay nhé. Nếu thật sự bị nhiễm khuẩn, hãy tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin