Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phun môi xong bị dính nước có sao không là vấn đề được phái đẹp đặc biệt quan tâm bởi điều này rất dễ xảy ra nhưng phần đa đều chưa nắm rõ những nguy cơ và cách xử trí chuẩn y khoa. Và nếu bạn cũng là một trong số đó thì đừng bỏ lỡ bài viết sau nhé!
Hiện nay, phun môi là một trong những xu hướng làm đẹp rất thịnh hành tại Việt Nam.Thông thường sau khi thực hiện kỹ thuật này, chuyên gia thẩm mỹ sẽ dặn dò khách hàng kiêng nước trong một thời gian nhất định. Tuy vậy trong nhiều trường hợp, hiện tượng môi dính nước vẫn có thể xảy ra. Vậy phun môi xong bị dính nước có sao không và bạn cần phải làm gì để đối phó với tình trạng này?
Hiện nay có hai kỹ thuật được áp dụng khá phổ biến để cải thiện màu môi, đó là phun môi và xăm môi. Trong đó phun môi được hiểu là phương pháp sử dụng bút phun thêu gắn đầu kim siêu nhỏ với kích thước chỉ 0,02mm để tác động lên vùng thượng bì của vùng da can thiệp. Kỹ thuật này không hề xâm lấn sâu mà chỉ dẫn mực đến lớp thượng bì với độ sâu dao động từ 0,1 - 0,2mm.
So với phương pháp xăm môi thì phun môi có quy trình tác động nhẹ nhàng hơn, da môi ít bị tổn thương, phù nề không đáng kể. Đặc biệt, màu môi lên rất tự nhiên và không để lộ đường viền như kỹ thuật cải thiện màu môi truyền thống. Tuy nhiên nói qua cũng phải nói lại, vì màu mực chỉ được đi đến lớp thượng bì nên khá nhanh phai, thường chỉ giữ được sắc môi tươi tắn trong vòng 3 - 4 năm.
Mặc dù bút phun thêu chỉ tiếp cận đến vùng thượng bì của da môi nhưng không thể phủ nhận một điều: Phun môi là kỹ thuật xâm lấn và gây tổn thương trên vùng da can thiệp. Nhìn bên ngoài, bạn chỉ thấy sưng nề chứ không chảy máu. Tuy vậy trên bề mặt môi thực chất đang hiện diện rất nhiều vết thương hở nhỏ li ti.
Với tình trạng này, nếu môi tiếp xúc nước thì sẽ có 3 vấn đề có thể xảy ra:
Vậy phun môi kiêng nước bao lâu là hợp lý? Chính vì những điều đáng ngại nói trên mà các chuyên gia phun xăm thường khuyên khách hàng kiêng nước 100% trong 24 giờ đầu tiên. Sau đó cố gắng kiêng nước hết mức có thể trong vòng 7 - 10 ngày (khoảng thời gian trùng khớp với giai đoạn phục hồi sau can thiệp). Lưu ý, việc kiêng nước ở đây được hiểu là tránh tiếp xúc nước lên môi chứ không phải kiêng uống nước.
Đối với những người vừa trải qua kỹ thuật phun môi, hầu như ai cũng được dặn dò về việc kiêng nước trong thời gian ngay sau đó. Tuy nhiên như đã nhắc qua ở trên, nguy cơ này vẫn có thể xảy ra do một trong ba lý do:
Vậy phun môi xong bị dính nước có sao không?
Trước tiên hãy bình tĩnh, đừng quá lo lắng vì mọi chuyện đều có cách giải quyết. Việc kiêng nước là nguyên tắc cơ bản nhưng nếu chẳng may dính nước và bạn xử lý nhanh, đúng cách thì đó không phải là vấn đề đáng ngại. Cụ thể, hãy làm theo các bước sau để cải thiện tình hình:
Nếu bạn làm theo đúng hướng dẫn trên thì nguy cơ nhiễm trùng hay lên màu không chuẩn sẽ được hạn chế xuống mức thấp nhất. Hiệu quả của cách xử lý này phụ thuộc vào việc bạn để môi tiếp xúc nước trong thời gian bao lâu và lượng nước ngấm vào nhiều hay ít. Do đó hãy thao tác càng sớm càng tốt để ngăn ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra.
Qua những phân tích trên, bây giờ thì bạn đã có được lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi: “Phun môi xong bị dính nước có sao không?” rồi phải không?
Sau khi phun môi, để có được kết quả như ý thì bạn cần lưu tâm đến một số điều sau:
Lời giải đáp của câu hỏi: “Phun môi xong bị dính nước có sao không?” lệ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như loại mực phun, phạm vi và thời gian tác động của nước trên da môi, đặc biệt là cách xử trí khi tình huống xảy ra. Mong rằng khi đã nằm lòng những thông tin cơ bản này, bạn có thể hạn chế tối đa những nguy cơ nếu vấn đề trên xảy đến với mình.
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.