Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỗi ngày có hơn một triệu trường hợp trên thế giới được chẩn đoán đã nhiễm bệnh chlamydia, trichomoniasis, lậu và giang mai. Việc tuyên truyền rộng rãi phương pháp phòng chống bệnh lây qua đường tình dục là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh lượng người mắc bệnh tình dục ngày càng nhiều.
Báo cáo ngày 6/6/2019 của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính cứ 25 người lại có một trường hợp mắc bệnh lây qua đường tình dục bao gồm chlamydia, trichomoniasis, lậu và giang mai. Số liệu này được thu thập từ nam giới và phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 trên khắp thế giới. Thống kê năm 2016 toàn cầu ghi nhận thêm 127 triệu ca mắc chlamydia, 156 triệu ca mắc trichomoniasis, 87 triệu ca bị bệnh lậu và 6,3 triệu ca giang mai. Vì thế, tìm hiểu kiến thức phòng chống bệnh lây qua đường tình dục là việc mà ai trong độ tuổi sinh sản cũng phải biết.
Tiến sĩ Melanie Taylor, chuyên gia về dịch tễ học y khoa của WHO nhận định bệnh lây qua đường tình dục là "một đại dịch thầm lặng, nguy hiểm, kéo dài trên toàn cầu". Các số liệu cũng chứng tỏ đa số người dân thế giới đang mạo hiểm với sức khỏe của chính mình.
Con người mắc bệnh lây qua đường tình dục do việc quan hệ không an toàn. Một số bệnh có thể truyền từ mẹ sang con trong lúc mang thai và sinh nở, như chlamydia, lậu và giang mai. Bệnh giang mai cũng có thể lây truyền qua đường tiếp xúc với máu nhiễm bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lây qua đường tình dục sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như vô sinh ở nam và nữ, thai chết lưu, mang thai ngoài tử cung và tăng cao nguy cơ nhiễm HIV.
Bệnh lây qua đường tình dục có thể được chữa khỏi bằng các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc điều trị các bệnh này ngày càng trở nên khó khăn do tình trạng thiếu thốn thuốc men và các kháng thuốc. Ngoài ra, bệnh lây qua đường tình dục thường ít biểu hiện ra ngoài khiến người mắc bệnh không biết mình bị bệnh, dễ truyền cho đối tác khi quan hệ. Chưa kể, bệnh lây qua đường tình dục thường sẽ gắn liền với sự kỳ thị và xấu hổ.
Bác sĩ Teodora Wi, chuyên gia đến từ WHO cho biết bệnh lây qua tình dục xuất hiện khắp nơi nhưng đa phần không nhận được sự quan tâm cần thiết. Bác sĩ Wi đề nghị mọi lĩnh vực, ngành nghề phải cùng nhau chống lại đại dịch này. Ví dụ, phụ huynh và giáo viên sẽ khuyến khích giáo dục giới tính, các nhà hoạch định chính sách giúp hỗ trợ dịch vụ khám chữa bệnh, còn các nhà khoa học nghiên cứu sẽ phát triển cách phòng chống, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị bệnh.
Hơn thế nữa, chính mỗi bản thân từng người khi biết cách phòng chống bệnh lây qua đường tình dục sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
Với những người khi thấy có biểu hiện của bệnh hoặc nghi ngơ mắc bệnh lây qua đường tình dục, cần chủ động đi khám, cẩn thận chăm sóc sức khỏe bản thân và tránh quan hệ bừa bãi làm lây nhiễm bệnh cho người khác.
Bệnh lây qua đường tình dục là các căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn còn rất nhiều người thờ ơ với chúng. Lối sống tình dục không an toàn là một trong những nguy cơ có thể dẫn đến bệnh nhanh nhất. Vì thế bạn cần biết cách phòng chống bệnh lây qua đường tình dục một cách hiệu quả để không gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.