Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh bị lồi rốn phải làm sao là băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ. Bởi tình trạng này diễn ra khá phổ biến đặc biệt là ở các bé nhẹ cân và sinh non.
Rốn trẻ sơ sinh bị lồi khiến nhiều cha mẹ hoang mang lo lắng, đặc biệt là ở những người lần đầu làm cha mẹ. Trên thực tế, rốn trẻ sơ sinh bị lồi mà không kèm theo các triệu chứng khác thì không đáng lo ngại, nhưng nếu xuất hiện cùng các triệu chứng bé nôn trớ, quấy khóc khó chịu,... thì rất có thể đó là biểu hiện của hiện tượng thoát vị nghẹt nguy hiểm. Vậy trẻ sơ sinh bị lồi rốn có sao không và nên khắc phục tình trạng này như thế nào? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!
Rốn trẻ sơ sinh bị rồi hay còn gọi là thoát vị rốn, được hiểu là tình trạng lỗ hổng ở cuống rốn (vị trí kết nối để mẹ truyền dưỡng chất cho bé) không đóng kín. Tại vị trí này sẽ xuất hiện một cục thịt lồi lên phần rốn mà cha mẹ có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
Hiện nay, chưa có một thông tin cụ thể nào về việc đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng rốn lồi ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, trẻ sơ sinh khi mới chào đời chưa quen với môi trường bên ngoài nên bé thường xuyên vặn mình và quấy khóc. Trong khi đó, thành bụng của bé lúc này còn rất mỏng, do đó khi bé thường xuyên vặn mình sẽ gây áp lực lên thành bụng tình đó gây ra tình trạng lồi rốn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tình trạng lồi rốn thường gặp ở các bé sơ sinh nhẹ cân, thiếu tháng và tỷ lệ bé nữ bị nhiều hơn nam. Cha mẹ cũng đừng quá lo lắng vì trẻ sơ sinh bị lồi rốn mặc dù có ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng bé hoàn toàn không cảm thấy đau và cũng không tác động gì đến sức khỏe của bé.
Như đã đề cập, trẻ sơ sinh lồi rốn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và có đến 99% trẻ sẽ tự khỏi sau khi được 1 tuổi.
Một vài trường hợp hiếm gặp, bé sơ sinh bị lồi rốn không phải là thoát vị rốn mà là biểu hiện của thoát vị nghẹt – tình trạng 1 phần ruột của bé dính trong thoát vị mà không thể co vào khoang bụng, lâu dần sẽ khiến phần ruột bị hoại tử từ đó đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bé. Cha mẹ có thể phân biệt bằng các triệu chứng như: bé bị nôn, trớ, phình bụng,...
Hiện tượng thoát vị nghẹt vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, khi con yêu có biểu hiện lồi rốn cha mẹ cần thường xuyên theo dõi bé và chủ động tìm đến bác sĩ ngay khi bé có các dấu hiệu bất thường.
Trẻ bị lồi rốn có thể tự khỏi không? Hầu hết các bé sơ sinh bị thoát vị rốn thì cha mẹ không cần làm gì cảm vì tình trạng này có thể tự khỏi khi bé được 1 tuổi. Trường hợp bé bị lồi rốn kèm theo nhiều triệu chứng khác thì cha mẹ nên chủ động đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Một số biểu hiện cha mẹ cần lưu ý như:
Thông thường với các trường hợp trên đây sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Qúa trình phẫu thuật sẽ diễn ra trong khoảng 1 tiếng. Các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê sau đó rạch 1 đường ở cạnh rốn của bé và đẩy phần thịt này vào trong ổ bụng, dùng chỉ khâu để đóng lỗ thoát vị lại. Sau phẫu thuật bé sẽ dùng thuốc giảm đau.
Theo dõi trong khoảng 1 ngày thì bé sẽ được về nhà tự theo dõi. Tái khám sau 1 tuần và khám cấp cứu ngay nếu có các dấu hiệu: trẻ sốt, vị trí mổ chảy dịch và có mùi hôi khó chịu, rốn trẻ sưng đỏ, bé bỏ bú và thường xuyên nôn trớ khó chịu.
Nhiều chị em mách nhau rằng khi trẻ bị lồi rốn nên dùng đồng xu và băng gạc, băng cố định đồng xu vào rốn của bé để rốn bé trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cách làm này vô cùng nguy hiểm bởi đồng xu khi chạm vào rốn bé có thể mang đến nhiều vi khuẩn có hại, khiến tình trạng lồi rốn ở con càng thêm trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên hạn chế tình trạng bé quấy khóc, tránh gây áp lực lên thành bụng, thường xuyên vỗ về, an ủi con. Tuyệt đối không áp dụng bất kỳ mẹo dân gian nào để khắc phục tình trạng này khi chưa có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Sau những chia sẻ về rốn trẻ sơ sinh bị lồi và các thông tin hữu ích trên đây, cha mẹ hãy theo dõi luôn xem bé nhà mình thuộc trường hợp nào để có cách xử lý tốt nhất nhé. Tốt hơn hết, cha mẹ nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám cho con từ đó có được giải pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Lại Thảo
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.