Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính/
  4. Sức khỏe sinh sản

Sau khi tiêm HPV xong có thai có sao không? Một số câu hỏi thường gặp trong trường hợp này

Thùy Linh

15/10/2024
Kích thước chữ

Vắc xin HPV không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của cá nhân mà còn góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu sự lây lan của HPV trong cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều chị em băn khoăn tiêm HPV xong có thai có sao không?

Phụ nữ sau khi tiêm HPV xong có thai cần xử trí như thế nào? Việc tiêm vắc xin HPV không được khuyến khích trong thời gian mang thai nhưng nếu đã tiêm vắc xin mà sau đó phát hiện mang thai, chị em không cần quá lo lắng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Phụ nữ tiêm HPV xong có thai có sao không?

Theo các nghiên cứu hiện tại cho thấy không có bằng chứng về việc vắc xin HPV gây tác động tiêu cực lên thai nhi hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Vắc xin HPV là vắc xin sử dụng virus đã được biến đổi để không còn khả năng gây bệnh, giúp hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus HPV - nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan khác. Chính vì không chứa virus sống mà việc tiêm vắc xin HPV trước khi mang thai thường không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.

Sau khi tiêm HPV xong có thai có sao không? Lưu ý chị em cần biết sau khi tiêm vắc xin 2
Phụ nữ sau khi tiêm HPV xong có thai có sao không là thắc mắc của nhiều người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cùng các nhà sản xuất vắc xin HPV đã thực hiện các nghiên cứu và theo dõi sự an toàn của vắc xin ở những phụ nữ đã tiêm trong thời gian mang thai. Kết quả theo dõi cho thấy không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêm HPV xong có thai không làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, thai chậm phát triển, sinh non hay thai lưu.

Dựa trên thống kê thu được, có thể nói rằng chị em tiêm HPV xong có thai không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin HPV không được khuyến cáo đặc biệt trong thai kỳ. Vậy nên điều quan trọng là không nên tự ý tiếp tục tiêm các liều vắc xin trong phác đồ mà nên trao đổi với bác sĩ để đưa ra chỉ định phù hợp. Việc này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho mẹ cùng thai nhi mà còn góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tiêm HPV xong có thai phải làm sao?

Việc tiêm vắc xin HPV là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ, nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến virus HPV. Tuy nhiên, trong trường hợp phụ nữ đã tiêm HPV xong có thai, có một số điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Tạm ngừng các mũi tiêm tiếp theo

Sau khi tiêm HPV xong có thai, việc đầu tiên cần làm là tạm hoãn các mũi tiêm còn lại trong phác đồ. Vắc xin HPV thường yêu cầu 2 đến 3 mũi tiêm (tùy thuộc vào loại vắc xin với thời điểm bắt đầu tiêm) để phát huy hiệu quả bảo vệ tối ưu nhất. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng vắc xin gây tác động tiêu cực đến thai kỳ nhưng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi luôn phải được ưu tiên hàng đầu.

Sau khi tiêm HPV xong có thai có sao không? Lưu ý chị em cần biết sau khi tiêm vắc xin 3
Mẹ bầu cần tạm ngừng tiêm các mũi vắc xin tiếp theo

Việc tạm hoãn tiêm vắc xin cho đến sau khi sinh không chỉ giúp loại bỏ mọi lo lắng liên quan đến tác động của vắc xin đối với thai nhi mà còn giúp đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cùng quá trình sinh nở an toàn. Sau khi sinh, mẹ có thể tiếp tục tiêm các mũi còn lại nhưng cần lưu ý không kéo dài quá 2 năm. Nghiên cứu pha 3 tại Hòa Bình Việt Nam sử dụng các phác đồ tiêm khác nhau (0, 2, 6 hoặc 0, 3, 9 hoặc 0, 6, 12 hoặc 0, 12, 24 tháng) thì đều ghi nhận hiệu giá kháng thể các týp có  trong vắc xin đều như nhau.

Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa

Ngoài việc tạm hoãn các mũi tiêm còn lại, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được bác sĩ tiến hành các kiểm tra cần thiết nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ cùng thai nhi. Khi đến gặp bác sĩ, mẹ cần cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của mình, tiền sử bệnh lý cũng như các loại thuốc và liệu pháp điều trị đang sử dụng.

Trong quá trình thăm khám sức khỏe, việc cung cấp thông tin về lịch sử tiêm chủng cũng rất quan trọng. Mẹ bầu nên ghi chú thời gian tiêm, loại vắc xin đã được tiêm và các thông tin về sức khỏe có liên quan theo yêu cầu của bác sĩ.

Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe, từ đó tư vấn thời gian thích hợp để tiêm các mũi tiêm tiếp theo sau khi sinh, đảm bảo hiệu quả bảo vệ tối ưu của vắc xin HPV.

Sau khi tiêm HPV xong có thai có sao không? Lưu ý chị em cần biết sau khi tiêm vắc xin 4
Bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn phù hợp cho mẹ bầu

Một số câu hỏi thường gặp

Sau tiêm HPV bao lâu thì mang thai được?

Sau khi tiêm HPV bao lâu thì được mang thai? Sau khi tiêm vắc xin HPV, phụ nữ nên đợi ít nhất 1 tháng trước khi có kế hoạch mang thai. Khoảng thời gian này giúp cơ thể tạo ra kháng thể cần thiết và đảm bảo an toàn cho thai nhi trong giai đoạn đầu mang thai. Tuy vắc xin HPV không chứa virus sống và không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng nó gây hại cho thai nhi, nhưng việc đợi ít nhất một tháng sau khi hoàn thành mũi tiêm được khuyến cáo để đảm bảo an toàn tối ưu cho cả mẹ và em bé.

Sau sinh bao lâu thì được tiêm HPV?

Sau khi sinh, phụ nữ có thể tiêm vắc xin HPV khi đã hoàn toàn hồi phục và thường là khoảng 6 tuần sau sinh. Điều quan trọng là cần đảm bảo cơ thể mẹ đã ổn định sau quá trình sinh nở. Đối với những phụ nữ đang cho con bú, việc tiêm vắc xin HPV vẫn an toàn và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ hoặc sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thời điểm tiêm phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người.

Xem thêm: Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?

Chưa tiêm HPV đủ mũi mà mang thai có cần tiêm lại từ đầu không?

Nếu chưa tiêm đủ mũi vắc xin HPV mà phát hiện mang thai, bạn không cần phải tiêm lại từ đầu sau khi sinh. Hiện tại không có quy định giới hạn cuối cùng (hay khoảng cách tối đa) giữa các mũi tiêm vắc xin HPV. Thay vào đó, các mũi tiêm còn lại có thể tiếp tục sau khi bạn đã sinh xong và sức khỏe ổn định. Vắc xin HPV vẫn giữ hiệu quả với các mũi đã tiêm, và bạn chỉ cần hoàn thành các liều còn lại để đảm bảo cơ thể có đủ khả năng bảo vệ khỏi các chủng virus HPV gây nguy cơ ung thư cổ tử cung. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy rằng tiêm liều HPV thứ hai thậm chí một năm sau lần đầu tiên vẫn tạo ra phản ứng miễn dịch tương đương với lịch tiêm đang chấp thuận tại Việt Nam. Số liều tiêm tiếp theo và thời điểm tiêm phụ thuộc vào tuổi lúc bạn tiêm mũi tiêm đầu tiên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lên lịch tiêm phù hợp.

Tiêm HPV khi đang cho con bú được không?

Có, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin HPV một cách an toàn. Các nghiên cứu hiện tại cho thấy việc tiêm vắc xin HPV không gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sữa mẹ hoặc sự phát triển của em bé. Vắc xin HPV không chứa virus sống nên không có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ qua sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn đang cho con bú và muốn tiêm vắc xin HPV, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình phù hợp với việc tiêm chủng.

Sau khi tiêm HPV xong có thai có sao không? Lưu ý chị em cần biết sau khi tiêm vắc xin 4
Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin HPV một cách an toàn

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về vấn đề nhiều chị em băn khoăn đó là sau khi tiêm HPV xong có thai có sao không? Chị em cần nắm được những lưu ý trên sau khi tiêm vắc xin, thực hiện xử trí đúng không chỉ giúp mẹ bầu an tâm mà còn giúp đảm bảo một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Tiêm vắc xin HPV giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm virus HPV – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung và các bệnh lý nguy hiểm khác. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là địa chỉ đáng tin cậy với nguồn vắc xin chính hãng, đầy đủ chủng loại và dịch vụ tiêm chủng an toàn, tiện lợi. Khách hàng được tư vấn tận tình bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong không gian sạch sẽ, thoải mái. Đặt lịch hẹn ngay qua Hotline miễn phí 18006928 để được phục vụ chu đáo và bảo vệ sức khỏe lâu dài!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.

Xem thêm thông tin