Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Sau khi xăm môi có ăn được sứa không?

Ngày 27/11/2022
Kích thước chữ

Xăm môi có được ăn sứa không? Việc ăn sứa sau khi xăm môi gây nên các tình trạng biến chứng khiến vết thương lâu lành, gây kích ứng và có thể hình thành vết sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.

Trước và sau khi làm đẹp các chị em phụ nữ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức hữu ích để hỗ trợ cho việc chăm sóc cũng như giúp quá trình hồi phục nhanh chóng hơn. Trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về xăm môi có được ăn sứa không?

Công dụng sứa biển đối với sức khỏe

Sứa biển là một loài sinh vật khá quen thuộc với nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Sứa có thể được chế biến nhiều món ngon và mang đến công dụng tốt cho sức khỏe có thể kể đến như:

  • Cung cấp collagen cho làn da, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa và giúp sản sinh nhiều tế bào mới.
  • Chống oxy hóa, protein bằng cách bổ sung nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Theo Đông y, sứa có vị mặn đặc trưng, tính bình, giúp thanh nhiệt cho cơ thể, nếu được kết hợp với các vị thuốc khác nhau thì sẽ hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh như táo bón, kiết lỵ, viêm loét dạ dày...
  • Do trong sứa chứa chất choline (hoạt chất được sử dụng như vitamin B) giúp cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa hội chứng lo âu.
  • Hỗ trợ điều trị rôm sảy, dị ứng ở trẻ em bằng cách nấu sứa với một ít muối rồi dùng phần nước để tắm.
  • Bồi bổ sức khỏe cho người đề kháng yếu, có thể nấu sứa cùng canh xương heo cơ thể sẽ khỏe lên từng ngày.

Xăm môi có được ăn sứa không?

Sứa là một trong những loại hải sản vô cùng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể người bình thường. Tuy nhiên, đối với các chị em sau khi xăm môi thì lại không thích hợp.

Xăm môi có được ăn sứa không? Theo các chuyên gia cho biết, sau khi xăm môi, bề mặt môi sẽ bị tác động bởi những kim tạo nên những vết thương hở li ti và chỉ cần một lượng nhỏ protein để kích thích tế bào mới liền lại. Tuy nhiên, trong sứa biển lại chứa nhiều protein, nếu cơ thể không được tiêu thụ hoặc đào thải kịp thời sẽ dễ khiến các mô thịt ở vết thương trồi lên, hở nhiều và gây nên tình trạng sẹo lồi.

Sau khi xăm môi có ăn được sứa không? Tại sao? 1 Xăm môi có được ăn sứa không?

Ngoài ra, sứa còn là loại thực phẩm có tính hàn, độ tanh và chứa nhiều thành phần dễ gây kích ứng và khiến môi dễ bị sưng tấy. Đặc biệt, đối với những ai có cơ địa không tốt, ăn sứa sau khi xăm môi sẽ khiến vết thương bị lở loét, lâu lành và lên màu không chuẩn.

Lỡ ăn sứa sau khi xăm môi có sao không?

Nhiều chị em thắc mắc sau khi xăm môi lỡ ăn sứa có sao không? Theo các chuyên gia, ăn sứa sau khi xăm môi sẽ gây nên tình trạng kích ứng, viêm loét, nếu không chăm sóc tốt có thể hình thành sẹo, ảnh hưởng kết quả thẩm mỹ và làm đẹp của các chị em sau khi xăm môi và màu môi không đều.

Nếu chẳng may bạn ăn sứa sau khi xăm môi thì đừng quá lo lắng, bởi điều này có thể khắc phục được được bằng cách bổ sung thêm các thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất có trong các loại trái cây, rau củ. Điều này giúp cân bằng lượng protein nạp vào cơ thể, giúp mau lành vết thương và môi lên màu chuẩn đẹp hơn, không để lại sẹo.

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào số lượng dùng sứa của bạn nhiều hay ít. Nếu bạn sử dụng ít thì mức độ ảnh hưởng đến vết thương sau khi xăm môi không đáng kể. Người lại, bạn ăn quá nhiều sứa sẽ tác động gian tiếp đến bề mặt da môi sau khi xăm, khiến vết thương lâu lành, thậm chí dẫn đến một số biến chứng khác.

Đối với trường hợp ăn quá nhiều sứa và bạn nhận thấy một số dấu hiệu bất ổn ở môi, hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế hoặc nhờ các chuyên gia kiểm tra và tìm cách xử lý kịp thời.

Sau khi xăm môi có ăn được sứa không? Tại sao? 2 Lỡ ăn sứa sau khi xăm môi có bị sao không?

Các loại hải sản cần kiêng sau khi xăm môi

Sau khi đã biết xăm môi có được ăn sứa không thì các chị em cũng cần chú ý kiêng hầu hết các loại hải sản khác để không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau khi xăm môi. 

Tôm

Tôm thuộc loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, tôm cũng chứa nhiều protein không tốt cho vết thương hở. Do đó, ăn tôm sau khi xăm môi sẽ dễ gây hiện tượng kích ứng, sưng tấy vùng môi và gây ngứa rát. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nhiễm trùng môi, dẫn đến hình thành sẹo và môi lên màu không đẹp.

Cá biển

Cá biển thuộc loại hải sản có đặc tính tanh nên rất dễ gây nên tình trạng chảy máu vết thương, làm giảm khả năng tụ máu và ngăn chặn quá trình hình thành vết thương diễn ra lâu hơn. Ngoài ra, cá biển chứa nhiều protein, axit amin và muối khoáng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lành da. Sau khi xăm môi nếu lỡ ăn những thực phẩm có đặc tính tanh sẽ dễ khiến da môi bị ngứa rát, phồng rộp và nhiễm trùng.

Cua

Tương tự như những loại hải sản khác, cua dồi dào chất đạm nên thường được các chuyên gia khuyến khích không nên dùng sau khi xăm môi. Bởi điều này sẽ khiến đôi môi bạn trở nên sưng tấy và lở loét, mức độ nặng nhẹ sẽ phụ thuộc vào số lượng cua mà bạn nạp vào cơ thể.

Ốc

Ốc là hải sản chứa nguồn đạm dồi dào rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những vết thương hở sau quá trình sau khi xăm môi thì bạn không nên ăn ốc. Bởi hàm lượng trong ốc quá nhiều sẽ khiến môi tăng sinh các mô thịt và trồi lên trên, hình thành sẹo lồi và gây mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, ốc thường chứa nhiều ký sinh trùng, nếu không được làm sạch kỹ hay nấu chín, chúng sẽ len lỏi vào cơ thể và lấy đi các dưỡng chất cần thiết, từ đó gián tiếp làm đôi môi dễ bị nhiễm trùng, trở nên tối màu và thiếu sức sống.

Mực

Theo các chuyên gia cho biết, ăn mực sau khi xăm môi rất dễ gây kích ứng và khiến vết thương trở nên sưng tấy, ngứa rát và ửng đỏ. Hơn thể mực còn là hải sản ngăn cản quá trình tái tạo da non, khiến các vết thương hở lâu lành và đau nhức hơn. Nếu ăn quá nhiều mức sẽ khiến môi lên màu không chuẩn và không đều.

Sau khi xăm môi có ăn được sứa không? Tại sao? 3Sau khi xăm môi không nên ăn các loại hải sản

Lưu ý chăm sóc môi sau khi xăm

Để đôi môi được lên màu đều, đẹp và không gặp các trường hợp bị kích ứng, sưng viêm thì bạn cần phải nắm những lưu ý khi phun xăm môi như sau:

  • Nên để môi bong tróc một cách tự nhiên mà không nên dùng tay tự ý lột lớp vảy khô bên ngoài.
  • Khi lớp vảy đã bong hết, môi dần ổn định thì bạn có thể sử dụng thêm các lại son dưỡng cho môi xăm để hỗ trợ quá trình hồi phục, giúp môi mau lành, trở nên mềm mịn và hạn chế khô ráp.
  • Sử dụng ống hút thay vì uống trực tiếp nước từ miệng cốc, chai.
  • Không cọ xát hay có những tác động vật lý mạnh lên vùng môi sau phun.
  • Giữ cho bờ môi luôn được sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng.

Hy vọng với những thông tin giải đáp thắc mắc xăm môi có được ăn sứa không sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc môi sau khi xăm tốt hơn. Cần tuân thủ chế độ kiêng cữ theo hướng dẫn của bác sĩ để môi nhanh hồi phục và lên màu đẹp.

Kim Thoại

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin