Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những nốt sẹo đỏ, căng phồng trên da tuy không ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe nhưng vẫn khiến không ít người lo ngại bởi tính kém thẩm mỹ mà sẹo gây ra. Tuy nhiên, việc điều trị, xóa bỏ sẹo đỏ cũng không quá khó khăn nếu bạn tìm được nguyên nhân gây sẹo và thực hiện điều trị đúng cách.
Sẹo đỏ tồn tại bao lâu và cách khắc phục, làm mờ sẹo đỏ như thế nào luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thời gian biến mất của sẹo đỏ sẽ phụ thuộc vào mức độ, vị trí tổn thương và phương pháp chăm sóc. Cụ thể hơn, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Sự hình thành sẹo đỏ dựa trên cơ chế chữa lành vết thương của cơ thể. Khi mới bị thương, cơ thể sẽ tăng tuần hoàn máu đến vị trí bị thương, mạch máu bị giãn ra và sinh ra nhiều mạch máu mới, qua quá trình tái tạo tế bào da, sự tăng sinh elastin quá mức sẽ gây nên những vết sẹo có màu đỏ.
Sẹo đỏ là một khối có màu đỏ hồng, nổi cộm trên bề mặt da và căng phìng khá giống sẹo lồi, thậm chí có trường hợp người bệnh còn thấy rõ mạch máu bên dưới. Sẹo lồi không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ của da, đặc biệt nếu sẹo đỏ hình thành ở những vị trí nổi bật trên cơ thể.
Sẹo đỏ bao lâu thì hết? Sẹo đỏ thường tồn tại trên da 7-12 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương. Tuy nhiên cũng có trường hợp màu đỏ của sẹo sẽ vĩnh viễn không biến mất. Tình trạng này thường xảy ra ở sẹo lồi và sẹo phì đại. Cả hai đều hình thành do sự sản xuất dư thừa collagen, phần sẹo nhô cao, tạo cảm giác cộm khi sờ vào và có màu đỏ sẫm.
Sẹo đỏ thường tồn tại trên da 7-12 tháng hoặc lâu hơn
Sẹo đỏ có thể được phân thành các loại dựa theo nguyên nhân gây ra sẹo như sau:
Làn da bị mụn thường rất nhạy cảm, khi chăm sóc cần phải thật nhẹ nhàng và khéo léo. Những tác động bất lợi như vệ sinh da không đúng cách, tự ý nặn mụn, không chống nắng khi ra ngoài, không điều trị mụn đúng phương pháp làm mụn bị tái phát nhiều lần,... đều có thể gây ra sẹo đỏ trên da.
Không chăm sóc da mụn đúng cách dễ gây ra sẹo đỏ
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra sẹo đỏ chính là các tai nạn, chấn thương vật lý. Da bị tổn thương do các vết trầy xước, vết cắt, phỏng bô hay côn trùng cắn, sau khi phục hồi thường rất dễ để lại sẹo, đặc biệt là sẹo thâm đỏ.
Mụn trứng cá ở tình trạng nặng có thể phá hủy tế bào da, da tăng cường sản xuất hắc sắc tố Melanin làm sẹo thâm chuyển sang màu nâu đỏ, gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt.
Ngoài ra, sự thiếu hụt Melanin cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo đỏ. Các tổn thương trên da làm tế bào ở đáy thượng bị giảm hoạt động, giảm sản sinh Melanin và kết quả là làm hình thành mô sẹo đỏ, sẹo càng nổi bật ở đối tượng có màu da tối.
Sử dụng kem trị sẹo để chữa lành sẹo đỏ có lẽ là phương pháp đem lại hiệu quả cao và an toàn nhất. Gel bôi trị sẹo Bepanthen Anti- Scar là sản phẩm trị sẹo dạng nhũ tương nước trong silicon, rất thích hợp để ngăn ngừa việc hình thành cũng như hỗ trợ làm lành, mềm, phẳng các vết sẹo đỏ, sẹo lồi.
Thiết kế dạng con lăn massage độc đáo, gel bôi trị sẹo còn đem lại công dụng cải thiện tình trạng căng ngứa, ửng đỏ của các vết sẹo.
Gel bôi trị sẹo Bepanthen Anti- Scar làm mờ sẹo đỏ
Những nguyên liệu tự nhiên quen thuộc dưới đây sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ trong việc điều trị sẹo đỏ trên da:
Dùng gel nha đam thoa lên vùng sẹo đỏ
Trường hợp sẹo đỏ trên da đã tồn tại lâu năm, phạm vi sẹo rộng thì biện pháp hiệu quả nhất là sử dụng công nghệ hiện đại can thiệp lên sẹo. Bệnh nhân có thể điều trị bằng cách lột da hóa học, chiếu tia laser vào lớp thượng bì để loại bỏ lớp da chết, tái tạo lớp da mới hoặc dùng phương pháp lăn kim, tạo ra các vết thương giả, kích thích sự sản sinh collagen, hỗ trợ làm mịn da.
Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp này, bạn nên đến các cơ sở y tế có uy tín để tránh các tổn thương, biến chứng nguy hiểm sau khi điều trị.
Sẹo đỏ là vấn đề thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc nó đúng cách, dẫn đến tình trạng sẹo hình thành lâu không khỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ ngoài. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm những phương pháp chữa sẹo đỏ hiệu quả. Chúc bạn thực hiện thành công!
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.