Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sẹo đỏ gây mất thẩm mỹ, làm “khổ chủ” thiếu tự tin trong cuộc sống. Vậy sẹo đỏ bao lâu thì hết? Có cách nào để sẹo đỏ nhanh hết không? Trong bài viết này, Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu thật chi tiết.
Sẹo đỏ là một “khuyết điểm” khó giấu trên làn da. Chúng khiến “khổ chủ” thiếu tự tin, ngại giao tiếp thậm chí mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống. Việc sẹo đỏ bao lâu thì hết phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sẹo, cơ địa, cách trị sẹo... Nếu muốn có câu trả lời chính xác và muốn biết cách để nhanh hết sẹo đỏ, đọc ngay bạn nhé!
Sẹo đỏ là một khối màu hồng đỏ. Đôi khi sẹo đỏ cũng ở dạng sẹo lồi màu đỏ nổi cộm hẳn lên trên bề mặt da nhìn giống sẹo lồi. Trong một số trường hợp, bạn còn có thể quan sát thấy rõ mạch máu bên trong sẹo đỏ. Vậy sẹo đỏ hình thành thế nào?
Trong giai đoạn đầu của quá trình liền vết thương, cơ thể chúng ta sẽ nhận được tín hiệu và bắt đầu kích thích tuần hoàn máu đến vết thương để chữa lành vết thương. Một phần của dòng máu sẽ được tạo ra bởi nhiều mạch máu mới - được gọi là Angiogenesis.
Các mạch máu hiện tại lại giãn ra để cung cấp nhiều dưỡng chất, tế bào miễn dịch và các yếu tố tăng trưởng đến vết thương, giúp vết thương lành nhanh hơn. Lúc này, làn da chịu tác động vật lý của quá trình viêm nên hình thành sẹo. Màu đỏ của vết sẹo chính là biểu hiện của những mạch máu tăng sinh dưới da như đã nói ở trên.
Theo các chuyên gia da liễu, chúng ta có thể phân loại sẹo đỏ thành các dạng như:
Sẹo đỏ do mụn thường hình thành do các tác động khiến da bị tổn thương như nặn mụn không đúng cách, vệ sinh da không đúng cách, mụn tái phát nhiều lần, không che chắn cẩn thận vùng da mụn khi ra trời nắng...
Khi sẹo thâm chuyển sang màu nâu đỏ có nghĩa là dưới da đang diễn ra tình trạng tăng sắc tố. Khi tế bào da bị tổn thương và phá hủy có thể kích thích sản sinh melanin. Đây cũng là lý do hình thành sẹo đỏ.
Các tai nạn phổ biến như bỏng bô xe máy, bỏng nước sôi, trầy xước da do tai nạn... chiếm diện tích lớn trên da làm quá trình phục hồi da chậm hơn bình thường. Điều này cũng làm tăng nguy cơ hình thành sẹo đỏ.
Những tổn thương da có thể khiến các tế bào Melanocytes đáy thượng bì hoạt động kém hoặc giảm khả năng sản xuất melanin. Hậu quả là các mô sẹo đỏ sẽ hình thành và rất dễ nhận thấy ở những người có làn da tối màu.
Một số tổn thương da có thể dẫn đến giãn mao mạch vĩnh viễn dẫn đến những vết sẹo thâm đỏ. Chúng rất dễ phát hiện ở vùng da sáng màu.
Sẹo đỏ bao lâu thì hết? Các chuyên gia da liễu cho rằng, câu trả lời chính xác phụ thuộc vào các yếu tố như:
Sẹo đỏ bao lâu thì hết? Câu trả lời thường là ít nhất 7 - 12 tháng hoặc lâu hơn nữa. Nhưng cũng có những trường hợp sẹo lồi màu đỏ hoặc sẹo phì đại màu đỏ (hình thành do sự sản xuất thừa collagen) vĩnh viễn không thể biến mất.
Nếu bạn muốn những vết sẹo đỏ xấu xí nhanh chóng biến mất, hãy thử áp dụng những cách dưới đây nhé!
Đây được cho là cách an toàn, lành tính và dễ thực hiện nhất. Những nguyên liệu tự nhiên có tác dụng trong điều trị sẹo đỏ rất dễ mua, thậm chí luôn có sẵn trong gian bếp của bạn như:
Một số công nghệ trị sẹo hiện đại có thể giúp sẹo đỏ nhanh hết như:
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kem trị sẹo khác nhau. Ưu điểm của sản phẩm trị sẹo là dễ sử dụng, tiện lợi, dễ mang theo và dùng được cho nhiều đối tượng. Một trong số những sản phẩm được chuyên gia khuyên dùng là gel trị sẹo Bepanthen Anti-Scar của Đức. Sản phẩm có tác dụng:
Sẹo đỏ bao lâu thì hết phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc và dinh dưỡng cho da. Bên cạnh chăm sóc da bên ngoài, bạn cũng nên chăm sóc da từ bên trong bằng cách tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin A, C, E... Kiêng đồ nếp, thịt bò, trứng, rau muống cũng giúp nhanh hết sẹo. Chúc bạn trị sẹo thành công và sớm tìm lại sự tự tin với làn da của mình nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.