Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Chăm sóc cơ thể

Tại sao muỗi đốt lại ngứa? Cách làm dịu vết muỗi đốt

Ngày 19/04/2024
Kích thước chữ

Với đặc điểm khí hậu ở Việt Nam, không thể nào tránh khỏi việc bị muỗi đốt nếu không che chắn hoặc vệ sinh nhà cửa đúng cách. Vết muỗi đốt rất ngứa và gây khó chịu cho mọi lứa tuổi khác nhau. Nhưng nhiều người thắc mắc không biết tại sao muỗi đốt lại ngứa?

Tại sao muỗi đốt lại ngứa ngứa? Đó là một câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra sau mỗi lần bị muỗi đốt. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Tại sao muỗi đốt lại ngứa?

Khi muỗi đốt người, chúng thường tiêm vào da một loại enzyme có tên là "hyaluronidase". Enzyme này có khả năng phân hủy axit hyaluronic, một chất có trong da, để muỗi có thể tiếp cận máu dễ dàng hơn. Phản ứng của cơ thể với enzyme này chính là nguyên nhân gây ngứa và viêm ở vùng bị đốt. Cơ thể phản ứng bằng cách gửi histamin đến khu vực bị đốt, làm tăng lưu thông máu, là một chất kháng đông làm loãng máu và chất trung gian, gây ngứa và đỏ da.

Tại sao muỗi đốt lại ngứa? Cách làm dịu vết muỗi đốt 2
Vết muỗi đốt thường rất ngứa 

Kích thích này có thể gây ra cảm giác khó chịu và ngứa kéo dài sau khi muỗi đốt từ vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào cơ địa và mức độ phản ứng của cơ thể với độc tố từ muỗi. Chính sự tồn tại của chất kháng đông trong nước bọt của muỗi là một phần của câu trả lời cho câu hỏi về tại sao cú đốt của chúng lại gây ngứa. Khi muỗi đốt vào da, chất kháng đông được tiêm vào vết thương giúp máu của chúng ta không đông cứng ngay lập tức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy máu.

Tuy nhiên, sự tiếp xúc với chất kháng đông này kích thích cơ thể con người phản ứng bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch. Kết quả là, cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất histamin, một chất gây viêm và kích ứng. Histamin là nguyên nhân chính khiến cho da phù nề và ngứa ngáy sau khi bị muỗi đốt.

Cách làm dịu vết muỗi đốt

Để giảm cảm giác ngứa và sưng do muỗi đốt, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

  • Sử dụng muối ăn: Muối ăn không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm ngứa. Hòa muối với nước và bôi lên vết đốt, sau khoảng 10 giây bạn sẽ thấy vết ngứa giảm đi đáng kể.
  • Dùng chanh: Axit citric trong chanh tạo ra phản ứng hóa học với vết đốt, giúp giảm ngứa hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý rằng sử dụng chanh có thể gây kích ứng da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Sử dụng nha đam: Gel từ lá nha đam có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm, hỗ trợ giảm ngứa và sưng do muỗi đốt.
  • Thoa kem đánh răng: Kem đánh răng chứa kiềm và tinh dầu bạc hà có tác dụng làm mát và dịu vết đốt, giảm viêm và ngứa hiệu quả.
Tại sao muỗi đốt lại ngứa? Cách làm dịu vết muỗi đốt 3
Muối ăn có thể giúp làm dịu vết muối đốt
  • Sử dụng vỏ chuối: Vỏ chuối chứa chất kháng khuẩn và giảm sưng, giúp giảm ngứa sau khi bị muỗi đốt.
  • Sử dụng nước nóng hoặc lạnh: Chườm nước nóng hoặc đặt túi chườm đá lên vết đốt cũng có thể giúp giảm ngứa và sưng.
  • Sử dụng tỏi: Đắp tỏi hoặc bôi tỏi giã nhuyễn lên vết đốt cũng đem lại hiệu quả giảm ngứa và sưng do muỗi đốt.
  • Thoa mật ong: Mật ong có tác dụng giảm đau và dịu ngứa ngáy, đồng thời diệt khuẩn và ngăn vết đốt sưng đau.
  • Sử dụng lá bạc hà: Lá bạc hà có tính mát giúp giảm ngứa và giảm đau khi bị muỗi đốt.
  • Nhấn vào vết đốt: Thay vì gãi, bạn có thể nhấn vào vùng đốt khoảng 5 phút để giảm cảm giác ngứa hiệu quả mà không làm tổn thương da.

Các phương pháp phòng ngừa muỗi đốt

Ngoài tìm hiểu về nguyên nhân tại sao muỗi đốt lại ngứa, chúng ta cần biết thêm về các phương pháp phòng ngừa muỗi. Để phòng tránh muỗi đốt, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Sử dụng các sản phẩm chống muỗi: Sử dụng các loại kem, xịt chống muỗi trên da để tạo ra một lớp bảo vệ chống lại sự xâm nhập của muỗi. Lưu ý lựa chọn sản phẩm an toàn và hiệu quả lành tính trên da.
  • Mặc quần áo dày và dài: Mặc quần áo có chất liệu dày và dài để bảo vệ da khỏi muỗi đốt, đặc biệt là vào buổi tối hoặc khi ra ngoài vùng có nhiều muỗi.
  • Sử dụng màn cửa và lưới chống muỗi: Lắp đặt màn cửa và lưới chống muỗi trên cửa sổ và cửa ra vào để ngăn muỗi xâm nhập vào nhà.
  • Tránh những khu vực có nhiều muỗi: Tránh đi vào những khu vực có nhiều muỗi, đặc biệt là vào buổi tối hoặc khi trời mưa.
  • Sử dụng hương liệu tự nhiên: Sử dụng các loại hương liệu tự nhiên như tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả Java, hoặc cây hoa hồng diệp để xua đuổi muỗi.
  • Dọn dẹp môi trường sống: Loại bỏ hoặc làm khô mọi chỗ chứa nước, như chậu hoa, hốc tường và chậu cây để ngăn muỗi đẻ trứng.
Tại sao muỗi đốt lại ngứa? Cách làm dịu vết muỗi đốt 4
Nên dọn dẹp các nơi muỗi trú ngụ
  • Sử dụng quạt: Sử dụng quạt để tạo ra luồng không khí mạnh cũng có tác dụng ngăn ngừa muỗi.
  • Tránh ra ngoài vào buổi tối: Tránh ra ngoài vào buổi tối khi muỗi hoạt động mạnh nhất và sử dụng bảo vệ chống muỗi khi cần thiết.
  • Sử dụng đèn LED màu vàng: Đèn LED màu vàng ít thu hút muỗi hơn so với đèn trắng, nên sử dụng đèn màu vàng trong nhà để giảm nguy cơ bị muỗi đốt.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Tắm rửa hàng ngày và giữ cơ thể sạch sẽ để giảm mùi hấp dẫn muỗi.

Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp được thắc mắc tại sao muỗi đốt lại ngứa của quý độc giả. Việc phòng ngừa muỗi đốt không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh do muỗi truyền nhiễm. Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả, chúng ta có thể tận dụng mọi cơ hội để tránh xa muỗi và giữ cho không gian sống của mình an toàn và thoải mái hơn. Hãy nhớ áp dụng những biện pháp trên đề phòng muỗi đốt và làm dịu vết muỗi đốt một cách tốt nhất.

Xem thêm: Tìm hiểu đặc điểm của các loại muỗi ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin