Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tập thở buổi sáng có lợi gì?

Ngày 06/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Các bài tập thở vào buổi sáng là một cách tuyệt vời để nâng cao nhận thức của bạn về cách thở bằng ngực không lành mạnh và kiểu thở nông. Sau khi nhận thức được, bạn có thể chuyển sang thở bằng cơ hoành một cách có ý thức để làm dịu hệ thần kinh, tập trung tâm trí và tập trung cảm xúc.

Bạn có thường xuyên thức dậy vào buổi sáng với cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu sức sống không? Hãy thử thức dậy và hít thở. Bạn sẽ ngạc nhiên vì chỉ với 5 phút tập thở vào buổi sáng, nó có thể biến đổi mức năng lượng của bạn, khiến bạn cảm thấy tỉnh táo và sẵn sàng hơn rất nhiều cho ngày mới.Tìm hiểu tập thở buổi sáng có lợi gì qua bài viết dưới đây nhé. 

Tập thở buổi sáng là gì?

Hơi thở là yếu tố tiên quyết mang lại sự sống cho con người nhưng lại thường được coi là điều hiển nhiên. Vì nó là một phần của hệ thống thần kinh tự chủ, thực hiện chức năng của mình một cách nghiêm túc trong suốt cuộc đời mà bạn không hề hay biết. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát chức năng này của cơ thể thông qua thực hành các bài tập thở yogic pranayama. Những bài tập này có thể nâng cao thể chất và tinh thần của bạn.

Bạn có thể kết hợp nhận thức về hơi thở vào cuộc sống của mình bất cứ lúc nào, tuy nhiên thời điểm tốt nhất trong ngày để áp dụng điều này vào thực tế là buổi sáng. Sáng sớm là thời điểm đặc biệt trong ngày. Bắt đầu buổi sáng của bạn bằng chân phải bằng cách xây dựng một thói quen bao gồm một số bài tập thở, hoặc pranayama, để nâng cao thể chất và tinh thần của bạn. Thử tập thở buổi sáng khi bạn mới thức dậy để giảm căng cứng cơ và thông đường thở bị tắc. Bạn có thể ngồi trên giường, trên sàn hoặc trên ghế, chỉ cần đảm bảo rằng thoải mái và có thể ngồi thẳng là bạn có thể thở bài tập này. 

Tập thở buổi sáng có lợi gì?

Tập thở buổi sáng có lợi gì? Tập thở buổi sáng có lợi gì?

Tầm quan trọng của việc tập thở buổi sáng có thể gói gọn trong một từ: nhận thức. Khi nhận thức được giây phút hiện tại, tâm trí và cơ thể bạn sẽ trở nên cân bằng hơn. Theo Ayurveda, tâm trí và hơi thở phản chiếu lẫn nhau. Tâm trí tĩnh lặng dẫn đến hơi thở yên tĩnh. Tâm trí rối loạn dẫn đến hơi thở bị xáo trộn. Điều này cũng có thể nói hơi thở ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể và ngược lại. Do đó, khi học được được cách điều hòa hơi thở, bạn có thể chủ động tác động đến cả trạng thái thể chất và cảm xúc của mình. 

Pranayama, một trong tám chi của yoga, đề cập đến các kỹ thuật thở được thiết kế để làm chủ sinh lực quan trọng của con người nhằm mở rộng nhận thức và tăng cường sự kết hợp giữa tâm trí và cơ thể. Mục đích của pranayama là giúp giảm bớt đau khổ và đạt được sự tự nhận thức. Pranayama mang lại một số lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp tăng lượng oxy và lưu lượng máu, hạ huyết áp, cải thiện dung tích phổi, giảm căng thẳng và kiểm soát cảm xúc. Chỉ với vài hơi thở sâu và chậm vào buổi sáng bạn sẽ tăng được mức năng lượng và thư giãn cơ thể hơn, tăng cường hệ miễn dịch và tăng sự tập trung tinh thần. 

Các bài tập thở cơ bản buổi sáng

Có nhiều bài tập thở khác nhau, mỗi bài tập sẽ mang lại lợi ích khác nhau nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là tiếp thêm sinh lực cho tâm trí và cơ thể để bắt đầu một ngày mới. Dưới đây là 5 bài tập phổ biến và đơn giản.Thực hiện một trong những bài tập này trong 2-3 phút mỗi sáng nhé. 

Thở bằng cơ hoành

Thở bụng cơ hoành Thở bụng cơ hoành

Tìm một nơi nào đó thoải mái và yên tĩnh để ngồi mà không bị phân tâm. Hít thở sâu bằng mũi trong 5 giây, đếm trong đầu. Sau đó, từ từ thở ra bằng mũi trong năm giây và chỉ tập trung vào chuyển động của hơi thở.

Khi hít vào, cơ hoành sẽ co lại, hút không khí vào phổi. Cơ hoành di chuyển xuống khi nó thắt lại, đẩy các chất trong bụng xuống dưới và mở rộng thành bụng ra ngoài. Khi thở ra, cơ hoành giãn ra và không khí đi ra khỏi phổi trong khi thành bụng phẳng. Thực hành thở bằng cơ hoành đều đặn, sẽ giúp bạn thư giãn, giảm nhịp tim, tăng cường trao đổi chất và thậm chí có thể giúp giảm huyết áp.

Thở qua lỗ mũi luân phiên

Thở qua lỗ mũi luân phiên Thở qua lỗ mũi luân phiên

Kiểu thở này có thể được thực hiện trong khi thiền định hoặc đơn giản là để thư giãn. Thở bằng lỗ mũi luân phiên sử dụng các ngón tay của bạn để đóng một lỗ mũi và thở ra bên kia. Bài tập thở này giúp thư giãn tinh thần, giảm lo lắng và khôi phục lại sự cân bằng. Thực hành bài thở này vào buổi sáng sẽ giúp giảm căng thẳng, giảm stress và cải thiện khả năng tỉnh táo.

Thở ba phần

Đây là một trong những bài tập thở tĩnh tâm, tỉnh táo và tập trung nhất. Thở ba phần giữ cho mỗi hơi thở đều và sâu, không vật vã hoặc ép thở. Chỉ cần hít thở sâu nhất có thể và tận hưởng cảm giác mở rộng và không gian trong phổi. Cung cấp năng lượng cho cả ngày của bạn.

Hơi thở lửa tẩy rửa Kapalabhati

Kiểu thở này đặc biệt có ý nghĩa để cung cấp năng lượng và cân bằng tâm trí và cơ thể. Hít thở sâu bằng mũi và thở ra thật mạnh bằng miệng với những cú thổi mạnh. Hơi thở kapalbhati giúp cải thiện chức năng của tim và phổi đồng thời giúp tiêu hóa và các vấn đề liên quan như táo bón và đầy hơi. Thở ra nhanh làm cơ bụng và giúp săn chắc cơ thể của bạn.

Thiền hơi thở

Thiền hơi thở Thiền hơi thở

Bài tập này có vẻ đơn giản nhất, nhưng trên thực tế chỉ tập trung vào hơi thở là điều vô cùng khó khăn khi có quá nhiều suy nghĩ trong đầu chúng ta. Ngồi ở tư thế thoải mái và cho phép bản thân hít vào thở ra tự nhiên nhất có thể bằng mũi. 

Khi bạn hít vào, hãy cảm nhận và suy nghĩ về không khí di chuyển vào cơ thể. Khi bạn thở ra, hãy nghĩ đến việc giải phóng không khí và năng lượng trì trệ.

Thiền hơi thở được biết là có tác dụng giảm nhịp tim, giảm huyết áp và thậm chí xoa dịu mệt mỏi. Kết hợp thiền hơi thở vào thói quen buổi sáng của bạn có thể giúp mang lại cho cơ thể bạn một khởi đầu mới cần thiết để thành công.

Tập thở vào buổi sáng là một trong những phương pháp dễ dàng và hiệu quả nhất mà bạn có thể tập để cải thiện sức khỏe và tinh thần của mình. Hãy cố gắng xây dựng thói quen tập thở buổi sáng để cảm nhận được những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho cuộc sống nhé. 

Minh Thi

Nguồn: Tổng hợp.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm