Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tất cả thông tin bạn cần biết về tiêm thuốc tránh thai

Ngày 14/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiêm thuốc tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, tiêm thuốc tránh thai như thế nào, có lợi hay có hại thì nhiều người vẫn chưa hiểu rõ.

Tiêm thuốc tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai tạm thời sử dụng nội tiết tố, đã có từ rất lâu. Tác dụng của thuốc tiêm kéo dài nên không cần thiết phải áp dụng biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su hay uống hàng ngày. Tuy nhiên, cũng giống như việc uống thuốc tránh thai, sau khi tiêm thuốc tránh thai cũng có những tác dụng phụ không mong muốn.

Tổng quan về việc tiêm thuốc tránh thai

Ngoài việc uống thuốc tránh thai hay sử dụng bao cao su thì tiêm thuốc tránh thai hiện nay được coi là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả và tạm thời. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình phóng noãn trong cơ thể nữ giới, hạn chế và ngăn cản tinh trùng xâm nhập, bám và làm tổ trong tử cung.

Thuốc tiêm tránh thai được chia thành hai nhóm chính:

  • Nhóm I: Thành phần của thuốc bao gồm estrogen và progestin.
  • Nhóm II: Thành phần chỉ có progestin, trong nhóm này có 2 loại là NETEN (Norethindrone Enanthate) và DMPA (Depot Medroxyprogesterone Acetate), trong đó DMPA phổ biến hơn.

Tiêm thuốc tránh thai được chỉ định tiêm bắp tay với tần suất 1 - 3 tháng/lần. Tùy theo loại thuốc mà thời gian tác dụng kéo dài bao lâu sẽ khác nhau. Thông thường, thuốc tránh thai dạng tiêm có tác dụng trong vòng vài tuần nên không nhất thiết phải dùng hàng ngày. Tuy nhiên, để có hiệu quả, thuốc phải được tiêm định kỳ.

Tiêm thuốc tránh thai hiện nay được coi là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả và tạm thời

Tiêm thuốc tránh thai hiện nay được coi là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả và tạm thời

Việc tiêm thuốc có đảm bảo an toàn hay không?

So với các biện pháp tránh thai khác, thuốc tiêm tiện lợi, thời gian tác dụng kéo dài, không cần thực hiện hàng ngày hoặc trước khi quan hệ tình dục. Thuốc tiêm tránh thai là một biện pháp an toàn với những ưu điểm sau:

  • Khả năng tránh thai cao: Với tác dụng ức chế gần như toàn bộ quá trình rụng trứng và ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng nên việc tiêm thuốc tránh thai là biện pháp mang lại hiệu quả gần như tuyệt đối.
  • Không ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con: Dùng thuốc tiêm tránh thai là biện pháp tránh thai tạm thời, chỉ cần ngừng tiêm thuốc vài tháng, cơ thể sẽ dần ổn định và chị em có thể mang thai trở lại.
  • Dùng được cho phụ nữ đang cho con bú: Thuốc tiêm tránh thai không ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của bà mẹ đang cho con bú, chỉ một lượng rất nhỏ thuốc được bài tiết qua sữa mẹ và không ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.
  • Không tương tác với các loại thuốc khác và không gây phù nề, rối loạn huyết áp, mạch, không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

tiêm thuốc tránh thai có thực sự an toàn không

So với các biện pháp tránh thai khác, thuốc tiêm tiện lợi, thời gian tác dụng kéo dài

Đối tượng nào nên và không nên áp dụng phương pháp này

Thuốc tiêm tránh thai phù hợp với các đối tượng nào?

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ muốn tránh thai tạm thời (trong khoảng 2 năm).
  • Phụ nữ cho con bú (trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên).
  • Những phụ nữ muốn tránh thai bằng những phương pháp thiết thực, hiệu quả, không ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân và không muốn sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày (do tác dụng phụ hoặc chống chỉ định của thuốc chứa estrogen).

Nên đặt vòng hay tiêm thuốc tránh thai

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ muốn tránh thai tạm thời (trong khoảng 2 năm) có thể tiêm thuốc tránh thai

Không nên tiêm thuốc tránh thái với những đối tượng nào?

  • Bé gái dưới 16 tuổi.
  • Phụ nữ có khối u trong vú, người bị ung thư vú hoặc đang điều trị ung thư vú, ung thư buồng trứng.
  • Nữ giới mắc các bệnh về nội tiết hoặc bị rong huyết, rong kinh không rõ nguyên nhân.
  • Phụ nữ có thai nhưng chưa biết nên để chắc chắn, hãy kiểm tra tình trạng thai nghén của mình trước khi tiêm thuốc tránh thai.
  • Phụ nữ đang dùng thuốc hoặc đang điều trị một số bệnh như tim mạch, tăng huyết áp, lao, bệnh gan mật, động kinh, nhức đầu, trầm cảm, suy giảm miễn dịch, bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Phụ nữ gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tránh thai.

Ai không nên tiêm thuốc tránh thai

Phụ nữ có khối u trong vú hoặc đang điều trị ung thư vú không phù hợp với biện pháp tiêm thuốc tránh thai

Một số tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai

Vô kinh

Vô kinh phổ biến hơn với progesterone dạng tiêm vì niêm mạc tử cung không dày lên và bong ra nên không thấy kinh. Tình trạng vô kinh xuất hiện ở hầu hết phụ nữ khi sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm, có tới 60% chị em gặp phải tình trạng này.

Hiện tượng này không gây hại cho cơ thể người phụ nữ và sức khỏe sinh sản sau này nên vẫn có thể tiếp tục sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm nếu tình trạng mất kinh có thể chấp nhận được.

Kinh nguyệt không đều

Tình trạng này cũng phổ biến ở những người sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố, có thể biến mất sau khi tiêm thuốc vài tháng.

tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai

Kinh nguyệt không đều là tình trạng phổ biến ở những người sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố

Rong kinh, rong huyết

Hiện tượng rong kinh là hiện tượng ra máu hành kinh kéo dài nhiều hơn 7 ngày. Hiện tượng rong kinh không phải là hiện tượng thường xảy ra sau khi tiêm thuốc tránh thai. Tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai này thường thấy trong những lần tiêm đầu tiên, sau đó sẽ ngừng dần và ổn định, vì vậy có thể tiếp tục tiêm thuốc tránh thai luôn.

Đau đầu

Sau khi tiêm thuốc tránh thai, bạn có thể bị đau đầu, nếu cơn đau không chịu được, bạn có thể sử dụng một trong những loại thuốc giảm đau có chứa ibuprofen hoặc paracetamol.

Nếu tình trạng đau đầu dữ dội và không cải thiện sau khi dùng tiêm, cần đi khám tổng thể để tìm nguyên nhân khác. Ngừng tiêm nếu đau đầu kèm theo mờ mắt, nên dùng các biện pháp tránh thai không chứa nội tiết tố.

Tiêm thuốc tránh thai có thể gặp tác dụng phụ như đau đầu, rong kinh,...

Sau khi tiêm thuốc tránh thai, bạn có thể bị đau đầu, bạn có thể sử dụng một trong những loại thuốc giảm đau

Tăng cân

Tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai là có thể gây tăng cân nhanh chóng. Nếu sau khi tiêm thuốc mà tình trạng tăng cân nhanh không kiểm soát được thì bạn có thể đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn đổi biện pháp tránh thai tạm thời khác.

Loãng xương

Thuốc tiêm tránh thai làm giảm quá trình khoáng hóa xương, gây loãng xương ở phụ nữ mọi lứa tuổi. Tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ đã dùng thuốc tiêm trên 2 năm, sử dụng thuốc dưới 2 năm thì không hoặc ít gặp hơn.

Các tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai làm giảm quá trình khoáng hóa xương, gây loãng xương ở phụ nữ mọi lứa tuổi

Các triệu chứng giống như mang thai

Sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm có thể gây ra một số triệu chứng tương tự khi mang thai như căng vú, đau bụng dưới, thay đổi tâm trạng (mệt mỏi, khó chịu) và buồn nôn. Tình trạng này có thể tự khỏi, nếu kéo dài cần được điều trị.

Thuốc tiêm tránh thai có nhiều ưu điểm như hiệu quả cao, tiện lợi, an toàn nhưng cũng có một số hạn chế. Vì vậy, những phụ nữ có nhu cầu tiêm thuốc tránh thai nên tìm hiểu và suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định tránh thai bằng phương pháp này.

Nga Linh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm