Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau đầu ti có phải mang thai không? Có lẽ là vấn đề mà nhiều chị em thường thắc mắc trong thời điểm có dấu hiệu mang thai hoặc phụ nữ hành kinh, chúng có thể xuất hiện trong một vài ngày rồi biến mất. Trong một số trường hợp, tình trạng này kéo dài liên tục.
Đau đầu ti có phải có thai không? Đây là câu hỏi nhiều chị em đặt ra đặc biệt là ở phụ nữ đang trong thời gian hành kinh, mang thai hoặc cho con bú. Một số chị em mô tả cơn đau này là cảm giác nhói kèm theo sự ngứa ngáy. Số khác lại chia sẻ đầu ti của họ thêm phần nhạy cảm và mềm mại hơn.
Tuy nhiên, đau đầu ti cũng có thể là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt sắp đến. Vậy làm thế nào để biết đau đầu ti có phải có thai không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Có lẽ hầu hết các chị em phụ nữ đều phải đối mặt với vấn đề đau rát ở đầu vú, chúng có thể xuất hiện trong một vài ngày rồi biến mất. Trong một số trường hợp, tình trạng này kéo dài liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý sinh hoạt của chị em.
Theo chẩn đoán của bác sĩ, tình trạng này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, chị em phụ nữ nên chủ động tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ti. Để khi gặp các vấn đề về sức khỏe, bạn nên chủ động đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Hiện tượng đau đầu ti xảy ra khá phổ biến ở nữ giới, tình trạng này thường chỉ ở mức độ bình thường, không quá khó chịu nhưng vẫn ảnh hưởng đến sinh hoạt của của các chị em. Vì thế, nhiều người thắc mắc, không biết nguyên nhân đau đầu ti do đâu, dưới đây là một số nguyên nhân đau đầu vú thường gặp:
Hầu hết, các phụ nữ khi mang thai thường bị đau, tức ngực ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Bạn có thể thấy ngực rất nhạy cảm khi chạm vào hoặc có cảm giác bị căng tức và đau đớn khi mặc áo ngực. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến để nhận biết bạn có tin vui hay chưa. Hiện tượng căng tức bầu ngực thường xuất hiện ở tuần thứ 4 hoặc tuần thứ 6 của thai kỳ, kéo dài đến tháng thứ 3 do sự tăng trưởng hormone progesterone và estrogen.
Khi có thai, bạn sẽ thấy róc các tĩnh mạch ở vùng da ngực thay đổi đồng thời ngực cũng tăng kích cỡ và sẫm màu hơn. Sau vài tháng, quầng vú và đầu ti bắt đầu bị sắc tố đậm màu và lớn hơn. Thêm vào đó, một số nốt sần trắng nhỏ li ti xuất hiện trên núm vú, đó là những hạt montgomery - là một dạng tuyến sản sinh dầu để chuẩn bị cho việc nuôi con.
Nếu biểu hiện đau đầu vú kèm các triệu chứng như chóng mặt, thở dốc hoặc các vấn đề về tim mạch thì sản phụ cần đi khám để được chẩn đoán chính xác. Nếu chỉ đau vú thoáng qua, không liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng và không có các yếu tố cần theo dõi, thai phụ nên áp dụng một số phương pháp sau:
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về đau đầu tí có phải có thai không? Và các giải pháp giảm đau đầu vú trong thời gian mang thai. Đau vú là một triệu chứng phổ biến đối với các mẹ bầu, tuy nhiên nếu cơn đau ở vùng ngực càng nặng và không có sự thuyên giảm thì bạn cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Cẩm Thơ
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.