Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Thể tích nước tiểu bình thường là bao nhiêu?

Ngày 13/06/2024
Kích thước chữ

Bạn có bao giờ tự hỏi thể tích nước tiểu bình thường của một người trưởng thành là bao nhiêu không? Sự thay đổi nhỏ trong thể tích nước tiểu có thể phản ánh nhiều điều về tình trạng cơ thể của bạn. Hãy cùng tìm hiểu và hiểu rõ hơn về thể tích nước tiểu là bao nhiêu trong bài viết dưới đây.

Thể tích nước tiểu bình thường là một trong những chỉ số nhằm đánh giá chức năng thận và sự cân bằng nước của cơ thể. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một trong những phương pháp quan trọng để đánh giá sức khỏe tổng quát của cơ thể.

Thể tích nước tiểu bình thường là bao nhiêu?

Thể tích nước tiểu bình thường ở người trưởng thành dao động từ 800 đến 2000 ml trong vòng 24 giờ, tương đương khoảng 16 đến 25 ml/kg trọng lượng cơ thể. Thể tích này có thể thay đổi theo từng ngày và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh thận, sốt cao, hội chứng thận hư tiểu ít, chế độ ăn uống, sinh hoạt, lượng nước uống và môi trường xung quanh.

Thể tích nước tiểu bình thường là bao nhiêu? 1
Thể tích nước tiểu bình thường dao động từ 800 đến 2000 ml

Đái tháo đường: Là tình trạng mà lượng đường trong máu cao, dẫn đến việc thận phải làm việc nặng hơn để loại bỏ đường qua nước tiểu, do đó gây ra lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.

Sốt cao: Khi cơ thể bị sốt, nhu cầu cấp nước của cơ thể tăng cao, do đó thể tích nước tiểu có thể giảm.

Chế độ ăn uống: Việc tiêu thụ nước và các chất lỏng khác qua thức uống và thực phẩm cũng ảnh hưởng đến thể tích nước tiểu.

Thời tiết: Điều kiện khí hậu nóng hay lạnh cũng có thể ảnh hưởng đến lượng nước tiểu do mức độ mồ hôi và cơ thể cần thêm nước.

Việc đo lường thể tích nước tiểu thông qua xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá tình trạng chức năng thận và cân bằng nước trong cơ thể. Đây là thông tin cơ bản nhưng quan trọng để theo dõi và đánh giá sức khỏe chung của bệnh nhân.

Màu sắc của nước tiểu bình thường

Nước tiểu bình thường mới tinh và khỏe mạnh thường có màu trong hoặc vàng nhạt, với màu sắc tối đa thường là màu hổ phách hoặc vàng sẫm, phụ thuộc vào nồng độ chất bảo vệ. Nước tiểu có nồng độ thấp (loãng) thường có màu trong hoặc vàng nhạt, trong khi nước tiểu có nồng độ cao (đặc) có thể có màu vàng đậm.

Thể tích nước tiểu bình thường là bao nhiêu? 2
Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào lượng nước uống và thời gian đi tiểu

Màu sắc của nước tiểu cũng phụ thuộc vào lượng nước uống và thời gian đi tiểu. Khi cơ thể thiếu nước và đi tiểu ít, nước tiểu sẽ có màu sắc đậm hơn. Ví dụ, nước tiểu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy thường có màu đậm hơn so với các lần đi tiểu trong ngày.

Các bệnh lý có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu. Ví dụ, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan mật thường có nước tiểu màu trắng đục. Nước tiểu có thể có màu xanh lơ hoặc xanh sẫm do các nhiễm trùng nhuốm màu bởi vi khuẩn như Pseudomonas, hoặc do sử dụng một số loại thuốc như indomethacin, methocarbamol, methylene blue. Các tình trạng khác như viêm thận, sử dụng thuốc chống co giật, levodopa có thể khiến nước tiểu có màu nâu hoặc đen. Sử dụng phenytoin hoặc phenothiazine có thể làm nước tiểu có màu hồng hoặc tím.

Nước tiểu bình thường là trong suốt. Sau khi lắng đọng trong một khoảng thời gian, nước tiểu có thể xuất hiện một lớp cặn lơ lửng ở giữa hoặc đọng lại ở đáy bình đựng. Sự xuất hiện của cặn này là hoàn toàn bình thường và phần lớn là phosphat, urat natri hoặc axit uric có mặt trong nước tiểu.

Nước tiểu có thể chuyển sang màu sắc đậm hơn khi để lâu, do đó việc chuyển mẫu nước tiểu đến phòng xét nghiệm ngay sau khi lấy mẫu là rất quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.

Mùi của nước tiểu bình thường

Mùi của nước tiểu bình thường được quyết định bởi nồng độ acid trong đó. Nước tiểu bình thường có mùi khai nhẹ, và khi để lâu trong không khí, mùi này có thể trở nên đậm lên do ure trong nước tiểu chuyển hóa thành ammonia dưới tác dụng của vi khuẩn. Mùi nước tiểu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thực phẩm, thuốc uống và các bệnh lý.

Thể tích nước tiểu bình thường là bao nhiêu? 3
Mùi nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như việc sử dụng thuốc

Có nhiều trường hợp bệnh lý khiến cho mùi của nước tiểu có sự khác biệt đáng kể. Ví dụ, nước tiểu của những người bị bệnh có thể có mùi hôi, mùi ẩm mốc (ví dụ như khi ăn tỏi, hoặc trong trường hợp của hội chứng đái ra phenyl-cetone, hoặc do nhiễm khuẩn đường tiết niệu). Nước tiểu cũng có thể có mùi hoa quả ngọt (như trong trường hợp đái ra acetone), mùi đường cháy (như trong trường hợp bệnh nước tiểu có mùi đường cháy, hay gọi là maple syrup urine disease), hoặc mùi aceton.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin thể tích nước tiểu bình thường là bao nhiêu? Để duy trì sức khỏe tốt, bạn nên quan sát và theo dõi nước tiểu hàng ngày. Nếu bạn thấy nước tiểu quá ít, có màu sắc, mùi vị hay tính chất khác thường như vẩn đục, có bọt, đặc hoặc những biến đổi khác so với bình thường, đây có thể là dấu hiệu của sự bất thường trong cơ thể. Trong trường hợp này, việc đi xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sức khỏe sớm là rất cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.