Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nước tiểu thông thường sẽ có màu vàng nhạt, tuy nhiên, nước tiểu cũng sẽ bị thay đổi màu sắc tùy vào sinh lý hay bệnh lý của cơ thể. Màu nước tiểu bất thường có thể do thói quen ăn uống, sinh hoạt hay tác dụng phụ của thuốc đang dùng, đôi khi có thể là hậu quả của mất nước nhiều, tổn thương ở hệ tiết niệu.
Màu sắc của nước tiểu cũng có thể nói lên chính xác tình trạng sức khỏe của bạn, vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng màu sắc nước tiểu bất thường không xác định được nguyên nhân, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Nước tiểu bình thường có màu dao động từ vàng nhạt đến vàng sậm. Đó là kết quả của một sắc tố trong nước tiểu gọi là urobilinogen và nó sẽ được pha loãng hoặc cô đặc ở các mức độ nhất định.
Nước tiểu có màu bất thường khi có màu đỏ, cam, xanh dương, xanh lá cây hoặc nâu. Các sắc tố và các hợp chất khác có trong một số loại thực phẩm, thuốc sử dụng có thể thay đổi màu nước tiểu của bạn. Củ cải đường, quả mọng, đậu răng ngựa là một trong những thực phẩm có khả năng ảnh hưởng đến màu sắc nhất. Cũng có nhiều loại thuốc kê đơn và không kê đơn làm cho nước tiểu có màu sắc bất thường.
Nhiều ảnh hưởng từ thức ăn, đồ uống, thuốc đang dùng có thể khiến nước tiểu của bạn thay đổi một màu sắc khác thường. Một số nguyên nhân chỉ là tạm thời, vô hại. Tuy nhiên đó có thể là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần được tiến hành chẩn đoán cụ thể và điều trị hợp lý.
Nước tiểu trong suốt cho thấy bạn đã uống nhiều hơn lượng nước khuyến cáo hàng ngày. Nhu cầu nước hằng ngày là 1,5 – 2 lít nước. Mặc dù uống nhiều nước thì tốt, nhưng uống quá nhiều nước có thể làm cơ thể mất đi các chất điện giải. Nếu chỉ thỉnh thoảng nước tiểu mới trong suốt thì không cần phải lo lắng.
Nhưng tình trạng này luôn luôn xảy ra cho thấy rằng bạn cần phải cắt giảm lượng nước uống hàng ngày. Một khi bạn chắc chắn mình không uống quá nhiều nước nhưng nước tiểu vẫn rất nhiều và không màu thì có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo nhạt. Trong trường hợp này, bạn hãy đến ngay bệnh viện để được xét nghiệm kiểm tra kỹ càng hơn.
Nếu màu sắc nước tiểu của bạn có vẻ sậm hơn bình thường, bạn có thể bị mất nước. Khi không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, các chất trong nước tiểu sẽ trở nên cô đặc hơn. Tình trạng này thường thấy khi lấy nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng. Nguyên nhân là do chúng ta tạm thời hạn chế nước qua đêm. Màu của nước tiểu sẽ cải thiện ngay khi uống đủ nước.
Mặc dù nước tiểu màu đỏ hoặc hồng là một tình trạng cảnh báo, nhưng không phải tất cả mọi trường hợp đều nghiêm trọng. Tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau:
Đôi lúc nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng có liên quan đến máu. Các yếu tố có thể gây ra tiểu máu bao gồm:
Có máu trong nước tiểu của bạn là một vấn đề cần được quan tâm. Nó có thể là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy bạn nên đến gặp và khám với bác sĩ ngay lập tức.
Nước tiểu có màu cam có thể do các loại thuốc gây ra, ví dụ như:
Một số tình trạng bệnh lý cũng có thể thay đổi nước tiểu của bạn thành màu cam. Đó có thể là một dấu hiệu của vấn đề liên quan đến ống mật hoặc gan, đặc biệt là nếu phân của bạn cũng có nhạt màu hơn.
Nếu bạn đang điều trị bệnh gan, hãy nói chuyện với bác sĩ về những thay đổi trong màu nước tiểu của bạn để được tư vấn cụ thể hơn.
Đây là một tình trạng rất hiếm ở người. Nước tiểu có thể chuyển sang màu xanh dương hoặc xanh lá vì những nguyên nhân sau đây:
Tình trạng này có thể là kết quả của:
Nước tiểu mờ hoặc đục có thể bắt nguồn là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận. Hoặc đó là triệu chứng của một số bệnh mãn tính và bệnh thận.
Màu sắc bất thường của nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn, bạn cần theo dõi, để kịp thời phát hiện nguyên nhân khiến nước tiểu có màu lạ nhé!
Lam Ngọc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.