Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thoát vị bẹn xảy ra khi các cơ quan nội tạng từ bụng đi xuyên qua thành bụng dưới, vào vùng bẹn và lồi ra rõ ràng. Vậy nguyên nhân gây thoát vị bẹn là gì? Thoát vị bẹn có nguy hiểm không? Cách điều trị thoát vị bẹn ra sao?
Thoát vị bẹn không phải bệnh hiếm gặp. Bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nguyên nhân nào dẫn đến thoát vị bẹn? Thoát vị bẹn có nguy hiểm không? Điều trị thoát vị bẹn bằng cách nào?
Thoát vị bẹn là tình trạng một tạng trong ổ bụng (như ruột, mạc nối…) không còn nằm đúng vị trí vốn có của nó mà chui qua một yếu điểm trên thành bụng dưới và lọt xuống vùng bẹn. Ở người bị thoát vị bẹn, khu vực bẹn phình to bất thường, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, gây ra những cảm giác khó chịu và tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng có thể đe dọa tính mạng.
Bất cứ độ tuổi và giới tính nào cũng có thể bị thoát vị bẹn, nhưng phổ biến nhất là nam giới trên 40 tuổi và trẻ nhỏ. Theo thống kê, có khoảng 5% dân số thế giới bị thoát vị thành bụng. Trong số đó, lại có khoảng 75% ca bệnh bị thoát vị bẹn. Tỷ lệ nam giới bị thoát vị bẹn cao gấp 10 - 15 lần nữ giới. Thoát vị bẹn cũng xảy ra ở khoảng 4,5% trẻ em, trẻ sinh non có nguy cơ bị thoát vị bẹn cao hơn trẻ sinh đủ tháng khoảng 30%.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoát bị bẹn như: Nam giới, tiền sử gia đình có trường hợp bị thoát bị vẹn, người bị ho mãn tính, người từng trải qua phẫu thuật bụng, người bị táo bón, mãn tính, phụ nữ mang thai, thoát vị bẹn ở người già…
Trước khi giải đáp thắc mắc thoát vị bẹn có nguy hiểm không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Thoát vị bẹn có 2 dạng thường gặp:
Thoát vị bẹn gián tiếp: Thoát vị bẹn gián tiếp xảy ra do bẩm sinh ở ống phúc tinh mạc. Ở những người bị thoát vị bẹn gián tiếp, ống phúc tinh mạch sẽ tạo ra một túi thoát bị có sẵn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị thêm u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc kèm theo.
Thoát vị bẹn trực tiếp: Thoát vị bẹn trực tiếp là do tạng hoặc mỡ thừa ở ổ bụng đi qua các điểm yếu ở thành bẹn xuống bẹn. Trường hợp này xảy ra ro thành bụng bị suy yếu, mất collagen trong mô, bị thương tích vùng bụng, suy dinh dưỡng hay béo phì. Thoát vị trực tiếp thường gặp nhất ở người bị táo bón kéo dài, lao động nặng quá sức, người bị chấn thương, ho kéo dài, hẹp niệu đạo, tuyến tiền liệt có bướu lành, có khối u lớn vùng bụng dưới, có tiền sử thoát vị bẹn trước đó…
Thoát vị bẹn có nguy hiểm không? Nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ thoát vị bẹn, bạn nên đi khám sớm, bởi nếu không được điều trị kịp thời, thoát vị bẹn có thể trở nên nghiêm trọng. Một số biến chứng nguy hiểm mà người bị thoát vị bẹn có thể gặp phải như:
Thoát vị bẹn có nguy hiểm không đến đây bạn đã biết. Vậy cách chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào? Với các khối thoát vị lớn, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua thăm khám lâm sàng. Với các khối thoát vị nhỏ, thăm khám lâm sàng chưa thể kết luận chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định chẩn đoán siêu âm thoát vị bẹn hay chụp CT scanner. Siêu âm giúp đánh giá vị trí, tính chất, nội dung, kích thước, tình trạng tưới máu của khối thoát vị. Chụp CT scanner giúp phát hiện các bệnh tạo yếu tố thuận lợi cho khối thoát vị.
Điều trị thoát vị bẹn theo phương pháp nào được bác sĩ chỉ định căn cứ vào độ tuổi của người bệnh. Trẻ nhỏ bị thoát vị bẹn gián tiếp có thể chờ ống phúc mạc tự bít lại. Điều trị thoát bị ben trực tiếp ở trẻ nhỏ và điều trị thoát vị bẹn ở người lớn có thể mổ nội soi hoặc phẫu thuật mở.
Mổ nội soi tạo đường rạch rất nhỏ, tính thẩm mỹ cao do sẹo nhỏ nhưng khả năng tái phát cao. Phẫu thuật mở nguy cơ tái phát thấp nhưng vết mổ lớn hơn nên bệnh nhân phục hồi chậm hơn. Ngày nay, nhiều bệnh viện ứng dụng rô bốt vào phẫu thuật nội soi. Bác sĩ không trực tiếp phẫu thuật mà ngồi ở bàn điều khiển để điều khiển rô bốt phẫu thuật.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường sau phẫu thuật khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, thời gian bình phục thực tế còn phụ thuộc vào cách chăm sóc bệnh nhân bị thoát vị bẹn.
Bệnh nhân không tham gia các hoạt động gắng sức, nâng vật nặng, lao động nặng trong vòng ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật. Khi thành bụng chưa phục hồi hoàn toàn, các hoạt động trên đều có thể làm tăng nguy cơ tái phát thoát vị. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn người lớn.
Sau khi phẫu thuật, nếu chăm sóc đúng cách, bệnh nhân thoát vị bẹn ít khi bị tái phát bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát vẫn có. Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân giữ cân nặng ổn định, phòng ngừa táo bón, hạn chế gắng sức.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị thoát vị bẹn. Thoát vị bẹn có nguy hiểm không đến đây có lẽ bạn đã rõ. Khi có những triệu chứng thoát vị bẹn đầu tiên, bạn nên đi khám sớm nhất có thể để giảm nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm nhé!
Xem thêm: Thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.