Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Sức khỏe giới tính/
  4. Tràn dịch tinh mạc

Tràn dịch tinh mạc: Bệnh lý thường gặp ở trẻ nam

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Tràn dịch tinh mạc là tình trạng dịch tích tụ trong bìu khiến nó sưng lên. Bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh nam hơn nam giới lớn tuổi. Chẩn đoán bệnh thường đơn giản và thường không cần điều trị. Chỉ khi nào dịch tích tụ nhiều, gây đau hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân thì mới cần can thiệp điều trị.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung tràn dịch tinh mạc

Tràn dịch tinh mạc là gì?

Tràn dịch tinh mạc hay còn được gọi với tên khác là tràn dịch màng tinh hoàn, là tình trạng tụ dịch bất thường ở một hoặc hai bìu ở trẻ em hoặc nam giới. Điều này khiến bìu bị sưng tấy gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho bạn.

Tràn dịch tinh mạc được chia thành hai loại:

  • Tràn dịch tinh mạc nguyên phát: Được hình thành trong quá trình phát triển của trẻ, bao gồm: Tràn dịch tinh mạc bẩm sinh, thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh, nang thừng tinh.
  • Tràn dịch tinh mạc thứ phát: Thường xảy ra do bệnh lý tiềm ẩn như nhiễm trùng (giun chỉ, lao mào tinh hoàn, giang mai), chấn thương (chấn thương tinh hoàn, tràn dịch mạc tinh sau thoát vị) hoặc bệnh lý ác tính.

Triệu chứng tràn dịch tinh mạc

Những dấu hiệu và triệu chứng của tràn dịch tinh mạc

Tràn dịch tinh mạc thường không gây đau. Triệu chứng phổ biến nhất là bìu bị sưng, sưng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bìu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nặng của tình trạng sưng, cảm giác đau hoặc khó chịu có thể xảy ra. Ở người lớn nếu dịch tụ trong bìu càng nhiều thì có thể có cảm giác nặng nề ở bìu. Trong một số trường hợp, tình trạng sưng bìu có thể nặng hơn vào buổi sáng so với buổi tối.

Tràn dịch tinh mạc: Bệnh lý thường gặp ở trẻ nam 1.png
Sưng bìu là triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất của bệnh

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tràn dịch tinh mạc

Mặc dù hiếm gặp nhưng thoát vị bẹn có thể phát triển nếu lỗ âm đạo quá lớn và không được điều trị. Thoát vị bẹn khiến một phần ruột hoặc mỡ trong ruột đẩy qua ống bẹn ở háng. Nó có thể gây đau đớn và trong một số trường hợp, nguy hiểm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến khám bác sĩ khi con bạn hoặc bạn có tình trạng sưng bìu. Mặc dù hầu hết tràn dịch tinh mạc ở trẻ sơ sinh đều tự khỏi nhưng điều quan trọng là phải loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn nào khác cũng có thể gây sưng bìu.

Hoặc nếu con bạn hoặc bạn có tình trạng đau dữ dội, đột ngột ở bìu, hãy đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu báo động bạn hoặc con bạn đang bị xoắn tinh hoàn, một cấp cứu y tế.

Nguyên nhân tràn dịch tinh mạc

Nguyên nhân dẫn đến tràn dịch tinh mạc

Tràn dịch tinh mạc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh. Bệnh có thể xảy ra mà không có bất kỳ nguyên nhân nào, tuy nhiên chấn thương hoặc tình trạng viêm cũng có thể góp phần gây ra bệnh.

Tràn dịch tinh mạc: Bệnh lý thường gặp ở trẻ nam 2.png
Tràn dịch màng tinh thường gặp ở trẻ sơ sinh hơn

Đối với trẻ sơ sinh

Tinh hoàn của trẻ đi từ bụng xuống bìu vào cuối thai kỳ. Bìu là túi da giữ tinh hoàn khi chúng đi xuống. Trong quá trình phát triển của trẻ, mỗi tinh hoàn có một túi tự nhiên xung quanh chứa dịch.

Thông thường, túi này sẽ tự đóng lại và cơ thể sẽ hấp thu dịch bên trong trong năm đầu tiên của trẻ. Tuy nhiên, điều này không xảy ra với trẻ sơ sinh bị tràn dịch tinh mạc. Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh tràn dịch tinh mạc cao hơn. Tình trạng này thường chỉ là tạm thời và biến mất mà không cần điều trị.

Đối với nam giới

Tràn dịch tinh mạc cũng có thể xảy ra sau khi trẻ trai trưởng thành, thường ở nam giới trên 40 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng viêm hoặc màng tinh mạc không tái hấp thu dịch.

Tràn dịch tinh mạc cũng có thể xảy ra do viêm hoặc chấn thương ở bìu. Tình trạng viêm có thể do nhiễm trùng (viêm mào tinh hoàn) hoặc các tình trạng khác.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)