Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gene rất quan trọng trong việc xác định khả năng mắc bệnh vẩy nến của một người. Và nhiều người đang thắc mắc liệu bệnh vẩy nến có di truyền không? Các nhà nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng, gene đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán khả năng mắc bệnh da liễu cũng như bệnh vẩy nến của một người trong tương lai. Ngoài gene ra, còn có rất nhiều yếu tố khác gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến có di truyền không là điều mà không phải ai cũng biết. Để tìm ra câu trả lời chính xác nhất, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh vẩy nến là một rối loạn da thường gặp. Bệnh tạo nên những mảng lớn màu đỏ tía, tróc vẩy trên da. Vẩy màu trắng bạc xếp nhiều lớp, dễ tróc. Những mảng này dầy, thường ở khuỷu, đầu gối và da đầu, nhưng cũng có thể gặp ở những nơi khác. Khi cạo vào mảng này vẩy tróc ra từng phiến mỏng và có cảm giác như cạo vào thân cây đèn cầy nên có tên là bệnh vẩy nến.
Có thể có nhiều mức độ mắc bệnh vẩy nến khác nhau: nặng, nhẹ, trung bình.
Bệnh vảy nến là một tình trạng mãn tính, có nghĩa là dấu hiệu bệnh sẽ xuất hiện, sau đó phát triển hoặc giảm nhẹ rồi dần dần biết mất, và có thể xuất hiện trở lại trong một khoảng thời gian nhất định sau đó. Điều này tùy thuộc khá nhiều vào chính bản thân người bệnh cũng như các yếu tố tác động bên ngoài. Trong một số trường hợp, nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh vẩy nến có thể lan từ một vùng nhỏ hay bộ phận ra toàn thân và gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Vai trò của yếu tố di truyền đối với nguy cơ mắc bệnh vẩy nến
Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi bệnh vẩy nến có di truyền không, các nhà nghiên cứu đã và đang tìm kiếm để xem những gene nào có nhiệm vụ làm cho một người có khả năng mắc bệnh vẩy nến. Kết quả là họ đã phát hiện ra rằng sự liên quan giữa các gen và sự hoạt hóa của hệ thống miễn dịch là nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, quá trình xác định những gen ảnh hưởng đến bệnh vẩy nến là một nhiệm vụ khó khăn.
Thứ nhất, các nhà nghiên cứu cần xác định một gen có liên quan đến bệnh vẩy nến. Một khi gen đó được xác định, họ cần tìm ra cách gene đó hoạt động như thế nào trong điều kiện bình thường. Cuối cùng, họ cần phải xác định các gene hoạt động một cách khác biệt như thế nào ở một người mắc bệnh vẩy nến.. Qua rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng, gene đóng vai trò quan trong trong việc làm cho một người mắc bệnh vẩy nến. Và tính đến thời điểm hiện tại, họ đã phát hiện ra có 25 gene kết hợp với nhau làm cho một người có khả năng mắc bệnh vẩy nến cao.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 10% dân số thừa hưởng một hoặc nhiều gen làm cho người ta có thể bị bệnh vẩy nến. Trong số những người này, chỉ một phần nhỏ sẽ phát triển bệnh vẩy nến. Các nhà khoa học nghĩ rằng, lý do một số người không phát triển bệnh vẩy nến là họ không có đầy đủ các gene gây bệnh và không dễ bị kích thích gây ra bệnh vẩy nến. Nói cách khác, cả môi trường và gene đều đóng vai trò trong việc phát triển bệnh vẩy nến ở một người.
Các gene tham gia vào sự phát triển của bệnh vẩy nến chủ yếu liên quan đến hệ thống miễn dịch. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục xem xét từng gene và mối liên hệ của chúng với bệnh vẩy nến.
Năm 2012, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y thuộc Đại học Washington xác định rằng, một đột biến trong một gen gọi là CARD14 đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh vẩy nến mảng bám. Nghiên cứu chỉ ra rằng đột biến này cần kết hợp với yếu tố môi trường để bệnh hình thành.
Ngoài CARD14, các nhà nghiên cứu đã xem xét một số nhóm gen khác có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh vẩy nến. Ví dụ, các nhà nghiên cứu cho rằng một bộ gen gọi là tiểu đơn vị interleukin-beta 12 (ILB) và IL23R đóng một vai trò trong phản ứng viêm kết hợp với bệnh vẩy nến.
Các nhà nghiên cứu nhìn chung đồng ý rằng, những đột biến cụ thể trong gene gắn với hệ thống miễn dịch, đồng thời kết hợp với các tác nhân kích hoạt môi trường là nguyên nhân có thể xảy ra bệnh vẩy nến nhất.
Theo một nghĩa nào đó, may mắn đóng một vai trò trong việc liệu một người sẽ phát triển bệnh vẩy nến hay không. Một người cần phải có sự kết hợp đúng đắn của đột biến gen, kích hoạt của môi trường, hệ thống miễn dịch. Chẳng hạn như các gene kết hợp với yếu tố bên ngoài là nhiễm trùng, sẽ dễ dàng gây ra bệnh vẩy nến. Nếu những yếu tố này không có sẵn, các nhà khoa học tin rằng, một người sẽ không bị phát triển bệnh vẩy nến trong cả cuộc đời của họ.
Vậy thực sự thì bệnh vẩy nến có di truyền không? Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời thông qua bài viết này. Hiện các nhà nghiên cứu đang làm việc để tìm hiểu thêm về cách thức dự doán bệnh cùng phương pháp điều trị vảy nến, và tin vui là họ sắp hoàn tất việc xác định các đột biến chính xác và yếu tố môi trường gây bệnh trên con người.
Hường
Nguồn: Medicalnewstoday
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.