Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thực hư chuyện tiêm uốn ván gây sinh non

Ngày 01/03/2019
Kích thước chữ

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai vô cùng quan trọng là việc tạo kháng thể cho mẹ trước ca sinh và để phòng uốn ván rốn cho con. Thế nhưng khá nhiều mẹ còn hoang mang về tin đồn tiêm uốn ván gây sinh non.

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai vô cùng quan trọng là việc tạo kháng thể cho mẹ trước ca sinh và để phòng uốn ván rốn cho con. Thế nhưng khá nhiều mẹ còn hoang mang về tin đồn tiêm uốn ván gây sinh non.

Vậy tiêm uốn ván gây sinh non không?

Bộ  tế quy định của chương trình tiêm phòng uốn ván (UV) cho thai phụ như sau:

Với trường hợp mẹ bầu hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và phải tiêm trước sinh ít nhất 15 ngày. Với trường hơp thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.

Thực hư chuyện tiêm uốn ván gây sinh non 1Tiêm uốn ván không ảnh hưởng gì đến vấn đề sinh non và dọa sinh non cả

Vacxin uốn ván khi tiêm cho phụ nữ có thai không chỉ bảo vệ bệnh uốn ván cho mẹ mà còn phòng uốn ván sơ sinh cho con. Sau khi tiêm vacxin uốn ván, kháng thể hình thành sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ trong khi sinh và sau sinh vài tháng.

Do đó tiêm uốn ván gây sinh non là hoàn toàn không có cơ sở, tiêm uốn ván không ảnh hưởng gì đến vấn đề sinh non và dọa sinh non cả. Do đó việc tiêm uốn ván gây sinh non là vô căn cứ, các mẹ bầu nên chích ngừa uốn ván sớm. Nếu trường hợp chưa từng chích mũi uốn ván (VAT) nào thì nên chích sớm. Mũi VAT2 cách mũi VAT1 tối thiểu 28 ngày. Và tiêm uốn ván mũi 2 phải hoàn tất trước sanh ít nhất 2 tuần.

Mẹ mang thai tiêm phòng uốn ván khi nào?

Bác sĩ Hoàng Ánh Quyết làm việc tại Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng Hà Nội cho biết tiêm phòng uốn ván cho thai phụ thực tế là tiêm trước phơi nhiễm bởi người mẹ có thể lây nhiễm nha bào uốn ván lúc mang thai còn thai nhi có thể lây nhiễm vi trùng uốn ván khi cắt dây rốn.

“Do đó mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt vừa là để bảo vệ sức khỏe bản thân vừa cho bé của mình nữa, nhất là với những mẹ lo lắng tiêm uốn ván gây sinh non thì càng nên tiêm đúng theo quy định.

Thực hư chuyện tiêm uốn ván gây sinh non 2Phụ nữ mang thai con so (tức là mang thai con đầu lòng) cần tiêm 2 mũi

Phụ nữ mang thai con so (tức là mang thai con đầu lòng) cần tiêm 2 mũi, thời gian tiêm mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Thời gian tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai càng sớm càng tốt. Thế nhưng do 3 tháng đầu của thai kỳ người mẹ có thể gặp những rắc rối như nghén, đau đầu, mệt mỏi, nôn,... nên tuyệt đối không được tiêm vào 3 tháng đầu.” Bác sĩ Quyết cho biết thêm.

Từ 3 tháng giữa thai kỳ tức là khoảng 3 tháng giữa thai kỳ thai phụ nên tiêm phòng uốn ván mũi đầu và sau 1 tháng lại tiếp tục tiêm mũi thứ 2. Nếu lỡ để tiêm mũi thứ 2 muộn thì nên tiêm trước ngày dự kiến sinh ít nhất 1 tháng để đảm bảo thai nhi sinh ra an toàn.

Nếu đã tiêm đủ 2 mũi kể trên thì trong những lần mang thai sau, thai phụ chỉ cần tiêm một mũi phòng uốn ván thôi là đủ. Trường hợp tiêm 2 mũi tiêm uốn ván gây sinh non cho lần mang thai thứ 2 khi cách lần thứ nhất khoảng 10 năm.

Bởi vì hai mũi tiêm phòng uốn ván chỉ giúp mẹ miễn dịch trong vòng 10 năm mà thôi. Các kỳ có thai sau mẹ bầu chỉ cần tiêm một mũi phòng uốn ván, gọi là mũi 3. Thời gian lý tưởng nhất để mẹ bầu có thể tiêm nhắc lại mũi phòng uốn ván thứ 3 là 1 năm.

Tiêm uốn ván gây sinh non không? Trước một cuộc vượt cạn, việc tiêm nhắc lại mũi uốn ván khi mang thai vô cùng cần thiết để thai phụ có thể phòng tránh phơi nhiễm uốn ván, bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi.

Phản ứng phụ của vacxin phòng ngừa bệnh uốn ván

Các phản ứng phụ thường nhẹ và khu trú tại nơi tiêm.

Tiêm uốn ván gây sinh non không? Có thể xuất hiện quầng đỏ, sưng đau tại chỗ tiêm, sốt 38 -39°C. Các triệu chứng nói chung là nhẹ và tự mất đi.

Đôi khi thấy nổi hạch ở nơi tiêm, nhưng rất hiếm gặp. Hiện tượng thâm nhiễm có thể giảm khi dùng băng ép lạnh.

Lưu ý tiêm phòng uốn ván khi mang thai

Việc tiêm phòng vaccine uốn ván đau bắp tay tại chỗ tiêm hoặc có thể gây dị ứng tại chỗ nhưng các mẹ không nên lo lắng bởi dị ứng nghiêm trọng sau tiêm gần như không có. Để khắc phục tình trạng này thông thường sau tiêm, thai phụ có thể chườm mát vào cánh tay, bắp tay – nơi vị trí tiêm.

Thực hư chuyện tiêm uốn ván gây sinh non 3
 
Tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ là thời gian phù hợp nhất

 

Dưới đây là những lưu ý mẹ bầu nên ghi nhớ sau khi tiêm phòng uốn ván:

Tuyệt đối không tiêm trong khoảng thời gian 3 tháng đầu mà 3 tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian lý tưởng để tiêm phòng uốn ván, nhất là đối với mẹ bầu hay bị ốm nghén.

Với lần mang thai đầu tiên (bầu con so) mẹ tiêm 2 mũi vaccine phòng uốn ván còn những lần mang thai sau tiêm nhắc lại 1 mũi.

Với những mẹ bầu tiêm uốn ván khi mang thai lần đầu tiền sử chưa từng tiêm vaccine uốn ván thì nên tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và mũi thứ 2 này cần được tiêm trước dự kiến sinh ít nhất 1 tháng.

Bộ Y tế khuyến cáo trong thời kỳ mang thai bà mẹ chỉ có thể được tiêm phòng uốn ván theo quy định, không được tự ý tiêm các mũi khác.

Nhưng với trường hợp tiêm phòng dại thì có thể suy xét được. Giả sử trong thời gian mang mang thai, mẹ bầu bị chó, mèo cắn, bác sĩ sẽ có thể tiêm phòng dại cho mẹ nhưng tùy theo mức độ nhiễm dại mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định tiêm hay không tiêm.

Do đó nên tiêm nhắc mũi 2 ngay từ khi mới mang thai để được bảo vệ cho cả 2 mẹ con trong khi sinh. Không có cơ sở để nói tiêm uốn ván gây sinh non, bạn nhé.

Ánh Phạm

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin