Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thuốc xịt họng Betadine có nuốt được không? Cách xử lý khi nuốt Betadine

Ngày 18/08/2022
Kích thước chữ

Sử dụng thuốc xịt họng Betadine là cách vệ sinh tốt nhất để tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng gây viêm họng hoặc cảm cúm. Tuy nhiên, khi thuốc được xịt vào trong họng, người dùng cảm thấy lo ngại vì không biết có an toàn cho người dùng. Vậy thuốc xịt họng Betadine có nuốt được không?

Thuốc xịt họng Betadine có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Để an toàn, người dùng cần xịt họng đúng cách với liều lượng theo khuyến cáo của bác sĩ. Một trong những vấn đề khiến người dùng thắc mắc là thuốc xịt họng Betadine có nuốt được không và nếu lỡ nuốt thì phải làm sao.

Thuốc xịt họng là gì? Có tác dụng ra sao?

Thuốc xịt họng Betadine có nuốt được không? Cách xử lý khi nuốt Betadine 1 Phụ huynh luôn thắc mắc "thuốc xịt họng Betadine có nuốt được không" khi dùng cho trẻ

Thuốc xịt họng là sản phẩm chứa các hoạt chất như povidone-iod, β-glycyrrhetinic, fusafungin, tyrothricin, lidocaine, hydrocortisone acetate… có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau tại chỗ vùng hầu họng; hỗ trợ điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như sổ mũi, viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm thanh quản, khí quản, sau cắt amidan…

Ngoài ra, thuốc xịt họng còn có khả năng giảm hôi miệng cho người dùng nhờ một vài hoạt chất tác động lên một số loại vi khuẩn. 

Dựa theo thành phần và công dụng, thuốc xịt họng được chia thành nhiều nhóm sau:

  • Nhóm chứa các thành phần kháng khuẩn tại chỗ như tyrothricin, benzalkonium, fulsagin… hỗ trợ điều trị trong các trường hợp viêm nhiễm hầu họng như viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm thanh quản…
  • Nhóm chứa thành phần corticoid như fluticasone (seretide, flixotide), betamethason... có tính chất dự phòng các cơn co thắt phế quản.
  • Nhóm chứa các hoạt chất giãn phế quản như salbutamol, bambec, terbutaline, berodual... được chỉ định cắt cơn co thắt phế quản cũng như vận chuyển chất nhầy được dễ dàng hơn đối với bệnh nhân hen phế quản cấp hoặc mạn tính.

Thuốc xịt họng Betadine có nuốt được không?

Để biết thuốc xịt họng Betadine có nuốt được không, bạn hãy tìm hiểu quả thành phần của thuốc này, liều dùng cho phép, lưu ý khi sử dụng và tình trạng quá liều.

thuoc-xit-hong-betadine-co-nuot-duoc-khong-cach-xu-ly-khi-nuot-betadine 2 Bác sĩ khuyến cáo không nên nuốt thuốc xịt họng Betadine

Thành phần - Công dụng

Thành phần của thuốc xịt họng Betadine gồm họat chất Povidon-iod 0.45% kl/tt và tá dược Glycerol, menthol, eucalyptus oil, Kali iodide, nước tinh khiết.

Betadine dạng xịt được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính niêm mạc miệng và họng bao gồm viêm miệng, loét miệng aphter, viêm nướu, viêm họng, viêm amidan, nhiễm nấm Candida, cúm và cảm lạnh thông thường.

Được dùng để vệ sinh răng miệng trước, trong và sau khi phẫu thuật nha khoa và vùng họng, ví dụ sau khi cắt amidan và các thủ thuật trong nha khoa.

Liều dùng

Thuốc xịt họng Betadine được dùng tại chỗ ở miệng và họng.

Xịt vào niêm mạc họng vài lần một ngày, cách mỗi lần 3 - 4 giờ.

Chống chỉ định

  • Trường hợp quá mẫn cảm với iod hoặc povidon hoặc bất kỳ tá dược nào khác của thuốc.
  • Trường hợp tăng năng tuyến giáp (cường giáp), cũng như trước và sau khi điều trị cường giáp bằng iod phóng xạ, cho đến khi đã khỏi bệnh trong thời gian dài.
  • Các bệnh nhân bị bướu cổ, nhân tuyến giáp, hoặc các bệnh tuyến giáp khác. 
  • Bệnh nhân điều trị đồng thời lithium.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi có chỉ định từ bác sĩ. 

Lưu ý khi sử dụng 

  • Ở bệnh nhân bị suy thận từ trước, cần đặc biệt thận trọng khi dùng thường xuyên trên da bị tổn thương.
  • Chỉ dùng ở miệng và họng, tuyệt đối không bôi lên da.
  • Ngừng sử dụng khi bị kích ứng tại chỗ hoặc mẫn cảm.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Tác dụng phụ

Betadine dạng xịt có thể gây ra phản ứng quá mẫ cũng như kích ứng ở miệng. Ngừng thuốc trong trường hợp kích ứng tại chỗ do mẫn cảm.

Thuốc xịt họng Betadine có nuốt được không? Cách xử lý khi nuốt Betadine 3 Nếu lỡ nuốt một lượng nhỏ thuốc xịt họng Betadine cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe

Tương tác với các thuốc khác

  • Phức hợp povidon-iod sẽ phản ứng với protein và các hợp chất hữu cơ không bão hòa khác, dẫn đến làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Việc sử dụng đồng thời với các sản phẩm có chứa thành phần enzym, bạc, hydrogen peroxide và taurolidine dẫn đến giảm hiệu quả của cả hai chất.
  • Sử dụng đồng thời betadine với các sản phẩm có chứa thủy ngân có thể tạo thành một chất có thể gây hại cho da.
  • Nếu bị nhiễm với povidon - iod, người bệnh sẽ có kết quả dương tính giả khi thực hiện một số loại xét nghiệm để phát hiện máu trong phân hoặc máu trong nước tiểu.

Trường hợp nuốt Betadine

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc thuốc xịt họng Betadine có nuốt được không là:

Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên nuốt thuốc xịt họng Betadine. Vì các hoạt chất trong thuốc xịt họng có thể gây ra các phản ứng với cơ thể. Tuy nhiên, nếu người dùng chẳng may nuốt phải một lượng nhỏ, sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe người dùng. Nhưng khi nuốt phải một lượng lớn dung dịch thuốc xịt họng Betadine, để an toàn cho sức khỏe, hãy đến bệnh viện để được tư vấn kịp thời.

Trong trường hợp cố ý hoặc vô tình nuốt phải một lượng lớn povidon - iod, độc tính cấp của iod được thể hiện bằng các triệu chứng ở vùng bụng, suy tuần hoàn, vô niệu, phù nề thanh môn dẫn đến ngạt thở, phù phổi và rối loạn chuyển hóa.

Hi vọng, các thông tin giải đáp Thuốc xịt họng Betadine có nuốt được không bên trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn về sản phẩm. Để mua thuốc xịt họng Betadine chất lượng, chính hãng vui lòng liên hệ nhà thuốc Long Châu để được hỗ trợ hoặc đặt hàng tại website để được giao nhanh trong ngày.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.