Có thể thấy, tiêm bắp tay là một trong những kỹ thuật giúp thuốc hấp thụ vào cơ thể một cách nhanh chóng chỉ sau tiêm tĩnh mạch. Vậy ngoài ưu điểm này, tiêm bắp tay còn có những lợi thế nào hơn so với những kỹ thuật tiêm còn lại? Và xác định vị trí tiêm bắp như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Tiêm bắp tay là gì?
Tiêm bắp tay được biết đến là một kỹ thuật tiêm giúp đưa thuốc trực tiếp vào cơ, từ đó phát huy tác dụng tốt hơn, nhanh hơn.
Tiêm bắp tay cần được tiến hành bởi những người có kinh nghiệm mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp những người bị xơ cứng khớp, viêm đa xơ… vẫn có thể tự thực hiện tiêm bắp tay khi không kịp tới cơ sở y tế.
Xác định vị trí tiêm bắp tay giúp cho việc thực hiện hiệu quả và an toàn
Phương pháp xác định vị trí tiêm bắp tay
Khi tiêm, bạn cần lựa chọn vị trí tiêm bắp sao cho phù hợp. Đa số đều tiêm ở cơ delta, bởi đây là vị trí phổ biến nhất khi tiêm vaccine. Cơ này nằm ở phía trên của cánh tay, gần với vai. Vị trí tiêm này chỉ có thể nhận được một lượng thuốc nhỏ, thông thường sẽ là 1ml hoặc ít hơn. Do đó, các bác sĩ không sử dụng các loại thuốc cần lượng lớn ở vị trí này.
Những người tự sử dụng thuốc hầu như hiếm khi tiêm ở cơ delta vò rất khó để tiếp cận với cơ này. Để xác định vị trí cơ delta, hãy tìm xương ở đầu trên của cánh tay trước, dưới nó khoảng 2 ngón tay sẽ có một cơ hình tam giác chính là cơ delta. Một lưu ý cần nhớ chính là bạn nên tiêm vào vị trí chính giữa của cơ này.
Trình tự thực hiện tiêm bắp tay
Bước 1: Vệ sinh tay
Trước khi tiêm hãy vệ sinh tay bằng xà phòng và nước ấm để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Đồng thời hãy nhớ rửa thật kỹ giữa các ngón tay, dưới móng tay và trên mu bàn tay.
Rửa tay trước khi tiến hành tiêm để đảm bảo vệ sinh
Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng cần thiết
Các vật dụng cần thiết bao gồm: Cồn, miếng gạc, găng tay y tế, ống tiêm, kim tiêm, thuốc và hộp đựng các vật sắc nhọn.
Bước 3: Xác định chính xác vị trí cần tiêm
Để xác định vị trí cần tiêm, bạn hãy kéo phần da vị trí tiêm giữa hai ngón tay để cách ly vị trí sẽ tiêm vá phần cơ. Người được tiêm thuốc nên giữ cho cơ bắp được thư giãn và một tư thế thoải mái.
Bước 4: Làm sạch vị trí tiêm
Bạn cần làm sạch chỗ tiêm bằng bông gòn y tế hoặc tăm bông và để da khô thoáng.
Bước 5: Lấy thuốc
Nếu bạn sử dụng loại thuốc tiêm đa liều, hãy chú ý về thời gian lọ thuốc được mở lần đầu tiên. Sau khi đã gắn kim tiêm vào ống tiêm, bạn cần kéo pít-tông để làm đầy ống tiêm với không khí tới một mức nhất định.
Khi thực hiện thao tác này, do lọ thuốc đã được hút chân không nên bạn cần thêm một lượng không khí bằng nhau giúp điều chỉnh áp suất, hạn chế tình trạng thuốc bị đẩy ra khỏi ống tiêm hay khó rút thuốc.
Đâm kim qua nút cao su ở đầu lọ thuốc để lấy thuốc
Bước 6: Kiểm tra vị trí tiêm bắp tay
Ở bước này, bạn cần đưa kim tiêm vào vị trí cần tiêm ở góc 90 độ. Quá trình cần thực hiện một cách nhanh chóng, có kiểm soát, tránh đè pít-tông.
Sau khi đâm kim tiêm vào, bạn sử dụng bàn tay để giữ da tại vị trí vừa tiêm, lấy ngón cái và ngón tay trỏ để giữ ống kim. Tiếp đó dùng bàn tay còn lại kéo nhẹ pít-tông về phía sau để kiểm tra xem ống tiêm có xuất hiện máu hay không.
Bước 7: Tiến hành tiêm thuốc
Bạn hãy đẩy pít-tông để tiêm thuốc vào cơ bắp một cách từ từ. Ngoài ra, bạn cần tiêm chậm để có thời gian cho cơ giãn và giúp người bệnh cảm thấy đỡ đau hơn. Tốc độ tiêm bắp khoảng 1ml trong 10 giây.
Bước 8: Rút kim tiêm ra khỏi người
Khi rút kim tiêm, bạn cần rút kim thật nhanh và ở cùng một góc với lúc đâm vào. Sau đó bỏ kim tiêm vào hộp đựng đồ sắc nhọn.
Bước 9: Băng dán vị trí vừa tiêm
Sau khi rút kim tiêm, bạn cần sử dụng một miếng gạc để đè vào vị trí vừa tiêm, đồng thời có thể sử dụng băng dán cá nhân nếu cần thiết. Ngoài ra, khi đã tiêm thuốc xong, cần theo dõi ít nhất 20 - 30 phút để hạn chế các biến chứng sau tiêm.
Những trường hợp nên tiêm bắp tay
Thông thường, tiêm bắp được áp dụng ở các trường hợp cần tiêm các loại thuốc sau đây:
-
Những loại thuốc có hiệu quả chậm và dễ gây ra các tình trạng kích thích nếu tiêm dưới da.
-
Những loại thuốc thân dầu.
-
Những loại thuốc chậm tan và có khả năng gây đau cao.
-
Những loại thuốc không thể tiêm ở tĩnh mạch.
-
Đa số các loại thuốc có thể tiêm dưới da đều có thể thực hiện tiêm bắp tay, ngoại trừ cafein.
Tuy nhiên, để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn không được sử dụng kỹ thuật tiêm bắp trong trường hợp thuốc cần tiêm thuộc nhóm thuốc có khả năng gây hoại tử ở mô cơ.
Ngoài ra, khi tiêm bắp tay sẽ chống chỉ định đối với những trường hợp mà người bệnh phải tiêm các loại thuốc có thể gây ra hoại tử tổ chức cao hoặc hoại tử mô như canxi clorua, đường ưu trương…
Những vấn đề có thể gặp phải khi tiêm bắp tay
Sau khi tiêm bắp, một số ít người sẽ gặp phải những phản ứng phụ dưới đây:
-
Xuất hiện tình trạng sưng đau ở các vị trí tiêm bắp tay.
-
Sốt cao kèm theo khó chịu, mệt mỏi và đau đầu.
-
Chảy máu liên tục vùng tiêm hoặc chỗ tiêm chảy dịch.
-
Vị trí tiêm đau, nhức và đỏ một cách dữ dội.
-
Mặt bị sưng và có cảm giác nghẹt thở, khó thở.
Có thể có hiện tượng sốt cao sau khi tiêm bắp tay
Trên thực tế, nếu chỉ đơn thuần là bị sưng đau ở chỗ tiêm, bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm vào xung quanh chỗ tiêm giúp giảm sưng, đau nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện những yếu tố bất thường khác đi kèm như mệt mỏi, sốt cao, khó thở… thì bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, thăm khám để hạn chế những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật tiêm, vị trí tiêm bắp tay và quy trình tiêm cũng như những những vấn đề có thể gặp phải sau khi tiêm. Đây là kỹ thuật tiêm đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn để phòng tránh những biến cố nguy hiểm.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp