Tiêm phế cầu khi nào? Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?
Ngày 06/11/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván,... vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn cũng là một trong những vấn đề mà nhiều cha mẹ quan tâm. Vấn đề về tiêm ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn như thế nào? Lịch tiêm và cơ sở tiêm chủng vắc xin nào uy tín?
Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn gây nên nhiều bệnh lý như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xoang,... trên mọi độ tuổi. Tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn là phương pháp tốt nhất, đồng thời với chi phí thấp nhất mà đạt được hiệu quả tối đa. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các loại vắc xin ngừa bệnh Phế cầu khuẩn và nên tiêm vắc xin ngừa phế cầu khi nào để bảo vệ chúng ta tối ưu nhất.
Độ tuổi tiêm phế cầu cho trẻ là khi nào?
Phế cầu khuẩn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Tin vui là trẻ em có thể được tiêm phòng phế cầu khuẩn ngay từ khi 6 tuần tuổi. Việc tiêm phòng sớm đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh nguy hiểm này, giúp trẻ xây dựng một nền tảng sức khỏe vững chắc.
Tiêm phòng phế cầu mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ. Vắc xin không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra mà còn giảm thiểu tối đa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy đến. Bên cạnh đó, vắc xin còn góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh khác. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh vắc xin phòng phế cầu có độ an toàn cao và hiệu quả bảo vệ lâu dài.
Nên tiêm mũi vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn cho trẻ không?
Những bệnh như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa,... do vi khuẩn phế cầu gây ra có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, để lại nhiều gánh nặng bệnh tật, biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của chúng ta, đặc biệt là trên trẻ em.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ước tính Phế cầu khuẩn tước đi tính mạng của hơn 300.000 trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới mỗi năm. Hầu hết những ca tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Viêm phổi do Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do viêm phổi trên toàn cầu. Nó gây ra nhiều ca tử vong hơn tất cả các căn nguyên khác cộng lại trong năm 2016. Hầu hết những ca tử vong này xảy ra ở các quốc gia ở Châu Phi và Châu Á.
Như vậy, bệnh do Phế cầu khuẩn có sức tàn phá không kém so với Covid-19, bởi vậy viêm phổi do Phế cầu khuẩn vẫn đang là mối nguy hiểm đối với trẻ em trên toàn cầu.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC), cứ 1 trong 12 trẻ em và 1 trong 6 người lớn tuổi bị viêm màng não do Phế cầu khuẩn sẽ bị thiệt mạng. Những người sống sót có thể gặp các biến chứng về lâu dài, như mất thính giác hoặc chậm phát triển.
Cũng theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC), nhờ có sự can thiệp của vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn, đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi xâm lấn ở trẻ dưới 5 tuổi:
Giảm đến 95% trên toàn bộ trẻ.
Đặc biệt, giảm tới 99% số bệnh nhi bởi tác động hiệu quả của vắc xin phế cầu 13 chủng huyết thanh (PCV 13 - Prevenar 13 là đại diện có mặt tại Việt Nam).
Vắc xin phòng Phế cầu khuẩn đã được chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh do Phế cầu khuẩn gây ra. Chính bởi vậy, Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật châu Âu, Bộ Y tế,... khuyến cáo cha mẹ nên tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ ngay khi đến độ tuổi tiêm phòng theo đúng lịch và lứa tuổi.
Số mũi tiêm phế cầu cho trẻ
Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn thường được áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi. Vắc xin được tiêm tại vùng cơ delta ở cánh tay hoặc mặt trước - bên đùi, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Cụ thể, lịch tiêm theo độ tuổi vắc xin ngừa bệnh do phế cầu được chia sẻ như dưới đây, xin mời bố mẹ tham khảo và đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh nhé:
Trẻ tròn 6 tuần đến dưới 7 tháng tuổi
Trẻ ở độ tuổi này thường được khuyến nghị thực hiện một trong hai liệu pháp tiêm vắc xin: Liệu pháp 3 mũi cơ bản hoặc 2 mũi cơ bản.
Vắc xin Synflorix (PCV10)
Lịch tiêm 3 mũi cơ bản bao gồm:
Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi với trẻ sinh đủ tháng và tròn 2 tháng tuổi với trẻ sinh non từ 28 - 36 tuần.
Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 là 1 tháng (4 tuần).
Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 là 1 tháng (4 tuần).
Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng là 6 tháng. Nếu mũi 3 tiêm khi bé đã từ 1 tuổi trở lên thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng.
Vắc xin Prevenar 13 (PCV13)
Lịch tiêm 3 mũi cơ bản bao gồm:
Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi với trẻ sinh đủ tháng và tròn 2 tháng tuổi với trẻ sinh non từ 28 - 36 tuần.
Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 là 1 tháng (4 tuần).
Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 là 1 tháng (4 tuần).
Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 8 tháng. Nếu mũi 3 tiêm khi bé đã từ 1 tuổi trở lên thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng.
Lưu ý: Nếu trẻ ≥ 2 tuổi đã tiêm đủ lịch của Synflorix, vẫn có thể tiêm 1 mũi Prevenar để kích thích miễn dịch với khoảng cách tối thiểu 2 tháng từ mũi Synflorix cuối cùng.
Trẻ nhỏ từ 7 đến dưới 12 tháng tuổi chưa từng tiêm vắc xin phế cầu
Vắc xin Synflorix
Lịch tiêm gồm 3 mũi:
Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ tròn 7 tháng tuổi.
Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 với khoảng cách thời gian là 1 tháng.
Mũi nhắc: Tiêm sau mũi 2 với khoảng cách thời gian là 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm trễ, khi trẻ đã từ 1 tuổi trở lên thì mũi nhắc cách tối thiểu mũi 2 là 2 tháng.
Vắc xin Prevenar 13
Lịch tiêm gồm 3 mũi:
Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ tròn 7 tháng tuổi.
Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 với khoảng cách thời gian là 1 tháng.
Mũi nhắc: Tiêm sau mũi 2 với khoảng cách thời gian là 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm trễ, khi trẻ đã từ 1 tuổi trở lên thì mũi nhắc cách tối thiểu mũi 2 là 2 tháng.
Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn
Vắc xin Synflorix
Chỉ tiêm vắc xin Synflorix cho trẻ từ tròn 12 tháng trở lên đến dưới 6 tuổi. Lịch tiêm gồm 2 mũi cơ bản, khoảng cách giữa các mũi là 2 tháng.
Không chỉ định tiêm chủng loại vắc xin này cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn.
Vắc xin Prevenar 13
Trẻ từ tròn 12 tháng trở lên đến dưới 24 tháng tuổi cần tiêm 2 mũi cơ bản của vắc xin Prevenar 13 với khoảng cách giữa các mũi tiêm là 2 tháng.
Trẻ từ tròn 24 tháng tuổi trở lên và người lớn chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất.
Bố mẹ cần lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn cho con
Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn gây nên là quan trọng và cần được tiêm đúng độ tuổi phù hợp. Bố mẹ cần ghi chép lịch tiêm theo khuyến cáo để chuẩn bị, lên kế hoạch tiêm trọn vẹn vắc xin phòng bệnh cho con một cách đúng đắn. Một số điểm quan trọng mà bố mẹ cần chú ý bao gồm:
Trẻ mắc rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu chưa ổn định nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có tiêm vắc xin hay không.
Trẻ đang gặp các bệnh lý cấp tính cần hoãn tiêm đến khi đảm bảo tình trạng sức khỏe của trẻ đạt đủ tiêu chuẩn tiêm chủng và không có tình trạng sốt trong vòng 3 ngày trước tiêm.
Trẻ sinh non chưa đủ 28 tuần tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra quyết định tiêm chủng; trẻ sinh non từ 28 - 36 tuần nên hoãn tiêm đến khi trẻ tròn 2 tháng tuổi.
Luôn tiêm đúng lịch và liều lượng được khuyến nghị, cũng như theo dõi để nhận biết các phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm như sốt, đau nhức tại vị trí tiêm, dị ứng, phát ban,...
Câu hỏi thường gặp
Tiêm phế cầu cho trẻ sơ sinh được không?
Trẻ sơ sinh có thể tiêm phòng phế cầu từ 6 tuần tuổi. Việc tiêm phòng sớm giúp trẻ được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra.
Trẻ 2 tháng tuổi tiêm phế cầu được không?
Trẻ 2 tháng tuổi đã đủ điều kiện để tiêm phòng phế cầu. Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng theo lịch của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Trẻ 5 tháng tiêm vắc xin phế cầu được không?
Trẻ 5 tháng tuổi vẫn nằm trong độ tuổi khuyến cáo tiêm phòng phế cầu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về loại vắc xin và lịch tiêm phù hợp cho trẻ.
Bé 6 tháng tiêm phế cầu được không?
Bé 6 tháng tuổi hoàn toàn có thể tiêm phòng phế cầu. Đây là giai đoạn quan trọng để bảo vệ bé khỏi các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra.
Bé 1 tuổi tiêm phế cầu được không?
Tiêm phòng phế cầu cho bé 1 tuổi là rất cần thiết, giúp bé tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Bé 3 tuổi tiêm chủng phế cầu được không?
Bé 3 tuổi vẫn có thể tiêm phòng phế cầu. Cha mẹ nên kiểm tra lại lịch sử tiêm chủng của bé và đưa bé đi tiêm phòng bổ sung nếu cần.
Trẻ 5 tuổi có thể tiêm phòng phế cầu không?
Trẻ 5 tuổi vẫn có thể tiêm phòng phế cầu. Hãy lưu ý lịch tiêm chủng và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ 7 tuổi có tiêm phế cầu được không?
Trẻ 7 tuổi vẫn có thể tiêm phòng phế cầu, đặc biệt là với loại vắc xin Prevenar 13.
Không tiêm mũi nhắc lại phế cầu có sao không?
Việc không tiêm mũi nhắc lại có thể làm giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Miễn dịch của trẻ có thể không đạt mức tối ưu, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Thông tin trên cung cấp giải đáp các thông tin về lịch tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn cho bé và thời điểm tiêm phế cầu khi nào là hợp lý. Bố mẹ cần tham khảo, hiểu lịch tiêm và thời gian phù hợp để tiêm vắc xin. Ngoài ra, tìm hiểu, lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín và chất lượng sẽ mang lại sự yên tâm hơn về sức khỏe của bé sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn cũng như tất cả các loại vắc xin khác. Hiện tại, tất cả các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cho mọi độ tuổi. Hãy nhanh tay đặt lịch tiêm tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội và hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêm chủng Vắc xin: Nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,... Đặc biệt là lĩnh vực xử trí các phản ứng sau tiêm.