Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tiểu buốt khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngày 27/09/2022
Kích thước chữ

"Tiểu buốt khi mang thai có nguy hiểm không?" là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu khi gặp phải hiện tượng này trong thai kỳ. Dù nguyên nhân gây tiểu buốt khi mang thai là do yếu tố sinh lý hay bệnh lý thì chúng đều tác động không nhỏ đến đời sống mẹ bầu: Gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi,...

Thực tế, chứng tiểu buốt là tình trạng thường gặp ở các chị em phụ nữ đang mang thai. Không chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, đây có thể là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm như: Nhiễm trùng đường tiểu, bệnh phụ khoa, bệnh xã hội….

Thai phụ mắc chứng tiểu buốt có nguy hiểm không?

Tiểu buốt thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Hiện tượng đau buốt khi tiểu tiện kéo dài dễ khiến tinh thần thai phụ mệt mỏi, stress và gây mất ngủ. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến tình trạng bà bầu chán ăn, thậm chí nhịn uống nước để không đi tiểu nhiều. Điều này vô cùng nguy hại và vô tình khiến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi gián đoạn, không được đầy đủ, dẫn đến chậm phát triển.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt ở chị em phụ nữ trong những tháng đầu thai kỳ. Mỗi yếu tố nguy cơ khác nhau sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Đồng thời, tùy cơ địa và tình trạng bệnh ở mỗi mẹ bầu mà ảnh hưởng chứng tiểu buốt cũng không giống nhau.

Trường hợp thai phụ bị tiểu buốt do bàng quang bị chèn ép, nội tiết tố thay đổi, gây nóng trong người. Dù khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng sẽ không gây nguy hiểm. Lúc này, mẹ bầu chỉ cần uống nhiều nước, thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung vitamin B, C, chất xơ để cải thiện tình trạng tiểu buốt.

Với nguyên nhân bệnh lý, thai phụ cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi trong giai đoạn phát triển về sau. Việc điều trị sớm còn giúp trẻ khi sinh ra không gặp phải các gián đoạn trong quá trình phát triển.

Thai phụ mắc chứng tiểu buốt kèm các dấu hiệu nguy hiểm nên đi khám ngay

Mẹ bầu đi tiểu buốt trong tháng cuối thai kỳ có ảnh hưởng gì không?

Không chỉ xảy ra ở đầu thai kỳ, nhiều chị em cũng gặp phải hiện tượng tiểu buốt vào những tháng cuối trước khi sinh con. Ở giai đoạn này, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống dưới, gây chèn ép lên bàng quang, dẫn đến tình trạng tiểu buốt tiểu rắt cho các mẹ bầu. Nếu là do nguyên nhân sinh lý này, thai phụ có thể yên tâm vì tình trạng này không gây ảnh hưởng tới em bé trong bụng.

Ngược lại, nếu mẹ bầu bị tiểu buốt cuối thai kỳ do mắc phải các bệnh lý như: Nhiễm trùng đường tiểu, viêm âm đạo, bệnh xã hội… thì rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị, việc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ là không thể tránh khỏi, thậm chí còn có nguy cơ sảy thai, sinh non.

Mẹ bầu đi tiểu buốt trong tháng cuối thai kỳ do bệnh lý rất nguy hiểm

Tiểu buốt thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

Sảy thai

Tiểu buốt ở mẹ bầu có khả năng dẫn đến sảy thai trong những tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do chứng viêm đường tiết niệu khiến thai phụ có cảm giác nóng rát, đau buốt khi đi tiểu. Nếu không được điều trị có thể gây động thai, sảy thai rất nguy hiểm.

Nhiễm khuẩn sơ sinh

Nhiễm khuẩn sơ sinh là các bệnh nhiễm trùng xuất hiện trong giai đoạn trẻ vừa chào đời đến 28 ngày tuổi. Tình trạng này có thể do nguyên nhân trước sinh, trong sinh và cả sau khi sinh, đồng thời có tỉ lệ tử vong đứng thứ hai chỉ sau hội chứng suy hô hấp ở các bé sơ sinh. Nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu có dấu hiệu tiểu buốt mà không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn sơ sinh rất cao.

Sinh non

Trường hợp bà bầu bị nhiễm khuẩn tiết niệu nghiêm trọng sẽ có triệu chứng sốt cao từ 39 - 40 độ C, rét run, mạch đập nhanh, đau vùng thắt lưng, thể trạng suy sụp, mệt mỏi li bì.

Bên cạnh tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt thai phụ còn có biểu hiện buồn nôn và nôn, nhức đầu, phù toàn thân nhanh. Nguy hiểm hơn nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ khiến chức năng thận bị rối loạn dẫn đến suy thận cấp không chỉ nguy hiểm cho mẹ bầu mà thai nhi cũng dễ bị suy thai, đẻ non…

Tiểu buốt ở phụ nữ mang thai có thể gây ra hiện tượng sinh non

Khi nào thai phụ đi tiểu buốt cần gặp bác sĩ?

Khi thấy tình trạng tiểu buốt xuất hiện kèm theo một hoặc một số dấu hiệu dưới đây, phụ nữ mang thai nên đi khám ngay:

  • Cảm giác khó tiểu (phải ngồi rất lâu mà có khi không tiểu được), nóng rát khi đi tiểu.
  • Dù uống ít hơn 2 lít nước mỗi ngày nhưng mẹ bầu vẫn đi tiểu nhiều hơn 10 lần.
  • Vào ban đêm, mẹ bầu vẫn có nhu cầu đi tiểu cao hơn bình thường.
  • Có lẫn máu trong nước tiểu.
  • Nước tiểu có màu sắc bất thường, đậm màu hoặc đục dù thai phụ đã uống đủ nước.
  • Nước tiểu có mùi hôi bất thường, khó chịu, nếu để lâu có kiến xuất hiện thì mẹ bầu có thể đã mắc bệnh lý đái tháo đường thai kỳ.
  • Đau lưng ngay dưới xương sườn hay đau bụng dưới.
  • Sốt cao trên 37,8 °C, hay rùng mình cơ thể nóng nhưng tay chân lạnh.
  • Giảm thân nhiệt bất thường (có khi nhiệt độ cơ thể thấp dưới 36 °C) kèm các cơn ớn lạnh liên tục.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Sút cân một cách bất thường.

Mẹ bầu cần theo dõi các dấu hiệu bất thường xuất hiện cùng tiểu buốt để đi khám ngay

Dù gặp phải chứng tiểu buốt ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, mẹ bầu cũng cần chú ý theo dõi và nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân và tư vấn điều trị sớm. Điều này không những giúp thai phụ nhanh chóng lấy lại tinh thần thoải mái mà còn tránh gây những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin