Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Ngày 21/12/2020
Kích thước chữ

Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh phụ khoa thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi, với tỷ lệ phụ nữ cao hơn gấp khoảng 50 lần so với nam giới. Cùng tìm hiểu về căn bệnh trên cũng như những dấu hiệu để biết cách điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng đường là một bệnh lành tính và có thể điều trị khỏi nếu được chữa trị kịp thời. Ngược lại nếu không được phát hiện sớm có thể gây cảm giác khó chịu và để lại hậu quả nặng nề như gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.

Nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu 1Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh lành tính và có thể điều trị khỏi nếu được chữa trị kịp thời

Đường tiểu hay còn gọi là đường tiết niệu kéo dài từ thận đến lỗ miệng sáo là hệ cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu cũng như các chất độc ra thông qua đường tiểu. Thông thường môi trường này vô trùng và đề kháng với vi khuẩn do có cơ chế bảo vệ chủ yếu chống lại những vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên theo thời gian các rào cản miễn dịch và hàng rào niêm mạc bị tổn thương do có sự xâm nhập của vi khuẩn vào hệ thống đường tiết niệu khiến cho nơi này bị viêm nhiễm, hình thành nên bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đây là một bệnh phụ khoa thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi, với tỷ lệ phụ nữ cao hơn gấp khoảng 50 lần so với nam giới. Nguyên nhân của việc này là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu sẽ đi ngược dòng từ niệu đạo lên phía trên, và cấu tạo đường niệu đạo của nữ giới (cấu tạo niệu đạo ngắn và thẳng, gần hậu môn) dễ xâm nhập hơn nên khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với nam giới.

Những dạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp

Phân loại theo vị trí nhiễm khuẩn 

Những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu 2Những dạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên: Tình trạng có sự xâm nhập của vi khuẩn vào hệ thống đường tiết niệu từ thận cho tới lỗ niệu quản trong thành bàng quang, tạo nên những tổn thương tại thận như viêm đài - bể thận cấp.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới: Tình trạng có sự xâm nhập của vi khuẩn vào hệ thống từ bàng quang tới miệng sáo niệu đạo gây ra những bệnh như viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến (chủ yếu gặp ở nam giới), viêm niệu đạo (chủ yếu gặp ở nữ giới).

Phân loại theo diễn biến

Nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng: Nhiễm trùng do những sự xâm nhập của vi khuẩn vào hệ thống đường tiết niệu nhưng không có sự bất thường hệ niệu hay chủ mô thận thì có thể điều trị khỏi và không tái phát.

Nhiễm trùng đường tiểu biến chứng: Là tình trạng nhiễm trùng niệu tái phát đi tái phát lại nhiều đợt, thường xảy ra ở những bệnh nhân có sẵn những yếu tố bất thường về hệ tiết niệu, đặt catheter, rối loạn thần kinh bài tiết có thể dẫn đến những biến chứng nặng. Những biến chứng có thể là do vi khuẩn đầu độc phá huỷ mô thận, gây tắc nghẽn hoặc suy giảm chức năng thận. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng và đủ liều kháng sinh, vi khuẩn dễ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và tử vong.

Phân loại theo mức độ tái phát

Nhiễm khuẩn đường tiểu riêng lẻ: Với những bệnh nhân chỉ mắc bệnh viêm đường tiểu mà không có liên đới sang các bệnh khác thì có thể dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu đường uống trong 5 đến 7 ngày sẽ hết bệnh, không tái phát nhiều lần.

Nhiễm khuẩn niệu tái đi tái lại: Vi khuẩn hiện diện dai dẳng trong hệ tiết niệu nhưng không được điều trị đúng và đủ liều kháng sinh, có thể tái phát nhiều lần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận vĩnh viễn hay phải cắt bỏ thận.

Những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu 

Những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu 3Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh viêm đường tiểu nên chủ động đến bác sĩ thăm khám

Giai đoạn đầu: Viêm niệu đạo 

  • Luôn cảm thấy mắc tiểu và đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít và ngắt quãng đồng thời xuất hiện cảm thấy đau rát, tiểu buốt, khó chịu.
  • Nước tiểu có mùi hôi hoặc có mùi khác thường kèm theo nước tiểu đục.
  • Chảy dịch niệu đạo, chủ yếu ở nam giới. Chất dịch tiết đó có thể là mủ, dịch trắng, hoặc dịch nhầy. 

Giai đoạn tiếp theo: Viêm bàng quang

  • Kiểm soát bàng quang kém, đây là tình trạng xảy ra đột ngột khi bàng quang bị viêm nhiễm
  • Đau vùng bụng dưới, cảm thấy đau âm ỉ hoặc chuột rút, đau trên xương mu và đau thắt lưng cũng rất phổ biến.
  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, và nóng rát hoặc đau khi đi tiểu với một lượng nước tiểu rất ít. 
  • Tiểu đêm nhiều lần và có bọt khí trong nước tiểu.
  • Nước tiểu đục, có thể đái ra máu do bàng quang và ruột bị nhiễm trùng do vi khuẩn sinh hơi.

Giai đoạn xuất hiện những biến chứng: Viêm bể thận

  • Tiểu ra máu: Nước tiểu có lẫn màu đỏ của máu, đặc biệt là khi đi tiểu gần hết.
  • Sốt rét run, đau quặn ở vùng hông lưng và bụng dưới.
  • Luôn cảm thấy buồn nôn, và nôn khiến thể trạng suy sụp nhanh.
  • Đau mỏi cơ toàn thân, đau hố sườn lưng một bên hoặc cả hai bên, đau tăng khi ấn vào.

Khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm đường tiểu, người bệnh nên chủ động đến bác sĩ thăm khám và được điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ thị của bác sĩ vì nó có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.