Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tìm hiểu chung: Dấu hiệu của u xương ác tính

Ngày 27/07/2022
Kích thước chữ

U xương ác tính ngày càng hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, bệnh ở mức độ nặng sẽ biểu hiện các dấu hiệu và các triệu chứng rõ ràng dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Vì vậy nắm được dấu hiệu cũng như điều trị kịp thời sẽ làm giảm nguy cơ rủi ro.

U xương ác tính có tần suất cao ở trẻ em và trẻ vị thành niên, từ 9 – 19 tuổi. Không những đe dọa tính mạng, nó còn gây tàn phế, mất các chức năng chi thể, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của căn bệnh cũng như cách điều trị phù hợp.

U xương ác tính là gì?

Tìm hiểu chung: Dấu hiệu của U xương ác tính 1 U xương ác tính gây hại đến cuộc sống bệnh nhân

Để nhận biết được u xương ác tính có hại như thế nào? Bạn cần nắm rõ khái niệm để dễ dàng phân biệt được chúng. Được biết, u xương ác tính là sự tạo thành của các tế bào ác tính thay vì tạo các tế bào xương mới thì cơ thể chúng ta lại tạo những tế bào ác tính tại những vị trí khác nhau của xương. Thường xảy ra ở những tế bào tạo xương và các tế bào tạo sụn, có thể di căn đến các bộ phận như phổi gây xơ phổi hay là các xương khác.

Nguyên nhân dẫn đến u xương ác tính

Tìm hiểu chung: Dấu hiệu của U xương ác tính 2 Bệnh Paget là dấu hiệu của u xương ác tính 

Vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do đâu, nhưng dưới đây là tổng hợp một số các yếu tố có khả năng dẫn đến u xương ác tính, cụ thể như:

  • Bức xạ ion hóa động từ bên ngoài vào chiếm khoảng 18%.
  • Bệnh Paget: Là tình trạng khiến xương bị gãy và sau đó nó phát triển trở lại một cách bất thường.
  • Trước đây hoặc hiện tại có những khối u trong sụn, là các mô liên kết trong xương.
  • Chấn thương lâu ngày do vận động, làm việc quá sức hoặc do tai nạn giao thông.
  • Ngoài ra, một nguyên nhân khó phòng tránh khác là do rối loạn di truyền nhóm đối tượng mắc u xương ác tính là những người trẻ là độ tuổi xương khớp đang phát triển các thay đổi nhỏ về di truyền các tế bào ác tính cũng có thể gây bệnh.

Dấu hiệu của u xương ác tính

Ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện vì những dấu hiệu không quá rõ ràng làm cho người bệnh bỏ qua hoặc không chú ý , khi khối u ngày càng phát triển, các dấu hiệu rõ dần lên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Cảm giác đau tại các vị trí xương tăng lên, đau liên tục và có thể đau lan sang khớp xung quanh khối u.
  • Những vị trí đau xương có dấu hiệu sưng cứng do khối u đang phát triển.
  • Có nhiều trường hợp gãy xương vì khối u xương ác tính làm tiêu hủy xương nên có hiện tượng xương tự gãy.

Đối tượng có thể mắc u xương ác tính

U xương ác tính không quá phổ biến. Ngoài trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể xuất hiện ở những đối tượng sau:

  • Có thành viên gia đình mắc u xương ác tính.
  • Chấn thương, gãy xương hoặc dập xương.
  • Nhiễm các bức xạ ion hóa với thời gian kéo dài.
  • Mắc các bệnh u xương lành tính có nguy cơ chuyển sang ác tính như: Bệnh loạn sản xương, bệnh Paget xương.

Cách điều trị u xương ác tính

Tìm hiểu chung: Dấu hiệu của U xương ác tính 3 Phẫu thuật cắt bỏ chi là cách điều trị u xương ác tính

Những phương pháp để điều trị u xương ác tính có thể bao gồm:

  • Hóa trị: Người bệnh sẽ được uống hoặc tiêm các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các khối u chính và những tế bào ung thư nhỏ khác. Hóa trị thường được kéo dài trong khoảng 6 tháng với trường hợp ung thư chưa di căn. 
  • Phẫu thuật: Có hai cách phẫu thuật chính thường được sử dụng là phẫu thuật bảo tồn chi và phẫu thuật cắt cụt, tháo khớp. Được biết phẫu thuật bảo tồn chi là cắt bỏ khối u, ghép lại và phục hồi đoạn xương đã mất hoặc có thể thay bằng xương giả. Chỉ dùng khi ung thư xương chưa xâm lấn đến hệ thần kinh và mạch máu của cơ thể. Còn phẫu thuật cắt cụt, tháo khớp áp dụng trong các trường hợp như là gây tổn thương các mạch máu và hệ thần kinh chính của các chi, gãy xương có nguy cơ hình thành các tế bào ung thư xương nếu phẫu thuật bảo tồn chi dễ gây tái phát lại. Trẻ em dưới 12 cần cân nhắc cắt cụt chi để bảo tồn các khớp xương khác vì u xương ác tính phát triển mạnh sẽ gây sự chênh lệch về chiều dài rất nhiều khi về sau.

Cách phòng ngừa u xương ác tính:

 Một số biện pháp bạn có thể tham khảo để phòng ngừa cũng như giảm các nguy cơ dẫn đến U xương ác tính như:

  • Điều trị các vấn đề gãy xương tại các địa điểm y tế uy tín, tái khám và theo dõi định kỳ.
  • Đi khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, đi khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ thỉnh thoảng đau xương không rõ lý do của thanh thiếu niên.
  • Theo dõi sát các bệnh nhân mắc các bệnh u xương lành tính hay Paget xương để tránh trình trạng dẫn đến u xương ác tính.

Qua bài viết trên, Long Châu muốn chia sẻ với các bạn về căn bệnh u xương ác tính nói riêng và các bệnh ung thư nói chung đều là những căn bệnh mang tính thế kỷ. Vì những loại bệnh này đều luôn mang đến nỗi đau cho người mắc phải, họ đang chiến đấu mỗi ngày để chiến thắng được căn bệnh của mình. Việc nhận biết được khối u ở giai đoạn đầu là rất cần thiết để có thể thành công trong việc điều trị.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin