Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sởi và rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Thai phụ nhiễm sởi - rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai, thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh và nhiễm rubella ở trẻ khi chào đời. Bởi thế chương trình sởi tiêm chủng mở rộng là vô cùng cần thiết.
Trên thế giới trước khi có vắc xin, hàng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến, tuy nhiên từ khi có chương trình sởi tiêm chủng mở rộng thì đã giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh này, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai vắc xin.
Bị mù lòa, viêm phổi, tiêu chảy cấp, hay viêm não... là các biến chứng nguy hiểm sau của bệnh sởi hay còn gọi là hậu sởi có thể dẫn đến tàn phế hay tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bệnh sởi ở trẻ thường nhẹ, ít biến chứng, đối với phụ nữ mang thai thì hậu quả vô cùng nặng nề: ính non, sảy thai, thai chết lưu,...
Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Nhưng ở Việt Nam, các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng chương trình sởi tiêm chủng mở rộng như: trẻ nhỏ (nhóm có nguy cơ mắc sởi lớn nhất do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang mà chưa được tiêm vắc xin); trẻ đã tiêm vắc xin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch; thanh niên chưa từng mắc sởi hoặc tiêm vắc xin trước đây nhưng đã hết tác dụng.
Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi
Hiện nay, trên thế giới rất nhiều loại vắc xin sởi: vắc xin dưới dạng vắc xin đơn hoặc vắc xin phối hợp (bao gồm sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella).
Hầu hết các vắc xin được trình bày dưới dạng vắc xin đông khô đi kèm với dung môi. Vắc xin dạng xịt đang được nghiên cứu để sử dụng trong một vài năm tới.
Đối với tiêm vắc xin sởi bội nhiễm trong chương trình sởi tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:
- Trong tiêm chủng thường xuyên: Tiêm mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi còn mũi thứ hai khi trẻ đã được 18 tháng tuổi
- Trong tiêm chủng chiến dịch: thực hiện tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.
- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm vắc xin sởi là 1 tháng.
Đối với vắc xin tiêm chủng dịch vụ: tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả các lứa tuổi đều có thể tiêm vắc xin sởi.
Cần tiêm mũi thứ hai vào lúc 18 tháng tuổi bởi vì: các trường hợp sau tiêm mũi thứ nhất chưa có đáp ứng miễn dịch cần sớm được tiêm mũi thứ hai. Tiêm nhắc vắc xin DPT4 được thực hiện cho trẻ 18 tháng nên để tăng tỷ lệ trẻ tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi cần lồng ghép hoạt động. Việc lồng ghép náy nhằm làm giảm khối lượng công việc cho cán bộ y tế, giảm chi phí và tăng hiệu quả triển khai.
Bảo Bảo