Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sởi bội nhiễm là bệnh do virus gây ra và dễ bùng phát thành dịch, rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi vì sức đề kháng của trẻ còn yếu kém. Vậy sởi bội nhiễm gây nguy hiểm gì?
Sự nguy hiểm của bệnh sởi bội nhiễm chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Bệnh thường gặp phải ở trẻ em, nhất là khả năng bị những biến chứng nặng nề của bệnh.
Dấu hiệu thường gặp ở sởi bội nhiễm là: sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có hệ miễn dịch phòng bệnh. Bệnh sởi dạng nhẹ khi chưa bội nhiễm tuy ít gây tử vong nhưng điều đáng sợ nhất của sởi không phải là ban mà là các biến chứng. Biến chứng nguy hiểm có thể gặp là: viêm phổi, tiêu chảy, viêm tai giữa, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…
- Viêm thanh quản
Giai đoạn sớm: Do virus sởi xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban, hay có Croup giả, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản.
Giai đoạn muộn: Khi bị sởi bội nhiễm viêm thanh quản xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: Sốt cao, ho nhiều, khàn tiếng, khó thở, tím tái.
- Viêm phế quản
Thường do bội nhiễm, viêm phế quản xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban. Biểu hiện: Sốt, nghe phổi có ran phế quản, ho nhiều, bạch cầu tăng, neutro tăng, chụp X-quang có hình ảnh viêm phế quản.
- Viêm phế quản - phổi
Vì bội nhiễm nên thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, phổi xuất hiện ran. Chụp X - quang có hình ảnh phế quản phế viêm (nốt mờ rải rác 2 phổi). Lúc này bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.
Viêm não - tủy cấp - màng não: Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Mỹ, cứ khoảng 1.000 trẻ bị sởi thì có một trẻ bị viêm não. Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót.
Viêm màng não: Virus sởi có thể gây viêm màng não thanh dịch hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.
Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa (Van bogaert): Hay gặp ở tuổi 2 - 20 tuổi, xuất hiện muộn sau vài năm, điều này cho thấy virus sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường. Diễn biến bán cấp từ vài tháng đến một năm. Bệnh nhân tử vong trong tình trạng tăng trương lực cơ và co cứng mất não.
Các biến chứng thường gặp là viêm niêm mạc miệng, viêm ruột, cam mã tấu… Tiêu chảy cũng thường gặp ở những trẻ bị sởi kể cả sởi ban đỏ. Tiêu chảy sau sởi nặng nề hơn và có nhiều biến chứng hơn tiêu chảy cấp do virus thông thường.
Viêm loét giác mạc: Có thể gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và có thể gây mù vĩnh viễn. Ở trẻ em châu Phi, sởi là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Phụ nữ mang thai nếu bị sởi thì có thể bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
Bệnh sởi bội nhiễm có những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy cần điều trị và xử lý bệnh kịp thời.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.