Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thói quen cho trẻ nhỏ mang tã thường xuyên của nhiều bậc phụ huynh là lý do dễ làm cho da của bé bị thương tổn, trong đó bao gồm cả tình trạng hăm da.
Hăm tã là một tình trạng viêm da phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh vì phải mặc tã hầu hết thời gian trong ngày. Tình trạng này gây ra nhiều sự khó chịu và đau đớn cho bé. Vậy nguyên nhân khiến cho da trẻ bị hăm là gì? Cách khắc phục như thế nào là hiệu quả và an toàn?
Hăm tã là tình trạng da đỏ, viêm, ẩm ướt và mẩn ngứa ở vùng da dưới tã của trẻ. Đây là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, vì vùng da dưới tã của trẻ thường bị ẩm ướt và tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.
Các nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ có thể bao gồm:
Các dấu hiệu nhận biết hăm tã ở trẻ rất dễ nhận ra, bao gồm:
Để khắc phục hăm tã ở trẻ nhỏ, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Trong quá trình thay tã cho bé, bạn cần sử dụng nước và bông gòn để vệ sinh khu vực hăm tã của bé. Sau đó, lau khô vùng da đó trước khi thay tã mới.
Bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không gây kích ứng da, để giữ cho da bé luôn khô ráo và thông thoáng.
Bạn nên thay tã cho bé thường xuyên, đặc biệt là khi bé vừa tiểu hoặc phân. Điều này giúp giảm thiểu sự tiếp xúc giữa da bé và độ ẩm, từ đó tránh gây ra tình trạng hăm tã.
Nếu hăm tã của bé không được cải thiện sau một thời gian vệ sinh và thay tã đúng cách, thì bạn có thể sử dụng kem chống hăm để giảm các triệu chứng và giúp da bé phục hồi nhanh chóng.
Trẻ dễ bị hăm tã cũng có thể do sức đề kháng của da kém. Cha mẹ nên thoa thêm dưỡng ẩm cho bé để tăng hệ miễn dịch cho da.
Một sản phẩm gợi ý dành cho bạn đó chính là kem bôi Dizigone Baby. Sản phẩm có chứa các thành phần dưỡng ẩm cao như dầu mầm gạo, chiết xuất yến mạch, bơ Shea, vitamin E,... Bên cạnh đó, Dizigone Baby còn chứa Nano bạc và kẽm Oxyd. Nhờ vậy, da của bé không chỉ được dưỡng ẩm tốt, mà còn kháng khuẩn và chống viêm da hiệu quả.
Bạn nên để da bé được thông thoáng bằng cách sử dụng quần áo rộng rãi, thoải mái và không gây cản trở sự lưu thông không khí.
Nếu các vùng da bị hăm của bé không có dấu hiệu cải thiện và đang trở nặng hơn thì cha mẹ cần đưa con đi khám ngay để kịp điều trị, bởi vùng da hăm có thể trở nên nặng nề hơn với các dấu hiệu như lở loét, mụn mủ ngoài da và có nguy cơ lan rộng đến vùng bụng của bé.
Hăm tã làm bé cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Các vết sưng và lở loét trên da gây đau đớn và bất tiện cho bé. Vì thế, cha mẹ cần theo dõi bé thường xuyên và tìm đến bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để được khám và điều trị kịp thời và cụ thể hơn.
Trong bài là những thông tin cần thiết giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về lý do trẻ nhỏ bị hăm da, đồng thời gợi ý một số cách khắc phục tình trạng này cho bé. Nói chung, hăm tã là tình trạng viêm da rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ khi bạn không xử lý tốt. Do đó, đừng bao giờ chủ quan khi thấy trẻ nhỏ bị hăm da, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Medlatec.vn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.