Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Tình trạng bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái có nguy hiểm?

Ngày 09/06/2024
Kích thước chữ

Bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn những thông tin cũng như cách xử lý khi thấy bé khóc lặng, người tím tái.

Tình trạng bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái không chỉ gây lo lắng cho cha mẹ mà còn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đòi hỏi sự can thiệp nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho bé.

Trong bài viết này sẽ tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và những biện pháp xử lý hiệu quả khi bé gặp phải tình trạng này.

Cơn khóc lặng là gì?

Cơn khóc lặng, hay còn gọi là cơn khóc nín thở. Đây là hiện tượng khiến ba mẹ lo lắng tột độ và đôi khi dẫn đến việc trẻ phải trải qua những xét nghiệm và điều trị không cần thiết. Tình trạng bé khóc lặng là một tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 5% trẻ em, thường xảy ra ở độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi. Tuy nhiên phổ biến nhất là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 18 tháng.

Tình trạng bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái có nguy hiểm? 1
Bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái có thể là dấu hiệu tiềm ẩn nguy hiểm

Khi gặp phải cơn khóc lặng, trẻ nhỏ thường khóc mạnh đến mức không thể phát ra âm thanh, hô hấp cơ thể dường như ngừng lại và khuôn mặt trở nên tím tái. Hiện tượng này thường xảy ra khi bé bị đau đớn, sợ hãi hoặc tức giận quá mức, dẫn đến việc hít vào không đủ và không thể thở ra. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những kích thích mạnh.

Tuy nhiên nếu không được xử lý kịp thời, cơn khóc lặng có thể gây thiếu oxy làm tình trạng sức khỏe của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái, biết cách ứng phó để đảm bảo an toàn cho con.

Các loại cơn khóc lặng

Để biết được cách xử lý tình huống khi bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái, người ta đã phân loại thành 2 loại cơn khóc lặng như sau:

Cơn khóc lặng tím

Đây là dạng phổ biến nhất, xảy ra khi bé không thở ra sau khi khóc, dẫn đến tình trạng thiếu oxy và khuôn mặt trở nên tím tái. Thông thường, cơn khóc lặng tím bắt đầu với một cú sốc hoặc nỗi đau đột ngột, làm bé khóc mạnh đến mức không thể hít thở.

Tình trạng bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái có nguy hiểm? 2
Bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái thường bắt đầu bằng nỗi sợ hãi tột độ

Bé có thể mất ý thức trong vài giây đến vài phút do thiếu oxy. Sau vài giây bé sẽ thở lại được, trở nên hồng hào lại. Tình trạng này nhìn chung lành tính, bé có thể tự khỏi sau 4 tuổi.

Cơn khóc lặng xanh

Dạng này ít phổ biến hơn nhưng cũng gây lo lắng nhiều hơn. Tình trạng này xảy ra khi bé khóc đến mức không thể thở vào, khiến da trở nên xanh xao do thiếu oxy.

Nguyên nhân chủ yếu của cơn khóc lặng xanh là do bé cảm thấy cực kỳ tức giận hoặc sợ hãi. Bé cũng có thể mất ý thức trong trường hợp này và tình trạng xanh xao có thể kéo dài trong một thời gian ngắn.

Mặc dù cơn khóc lặng xanh cũng có thể tự khỏi sau vài phút nhưng có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thần kinh. Bé có thể có biểu hiện mất tri giác, khó thở, thậm chí là co giật. Do đó cha mẹ cần chú ý đến bất kỳ các biểu hiện bất thường cùng cơn khóc lặng của bé để kịp thời đưa bé đến bác sĩ.

Tình trạng bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái có nguy hiểm? 3
Những biểu hiện cùng cơn khóc lặng như: Mất ý thức, khó thở, co giật có thể là biểu hiện của bệnh lý thần kinh

Có những trường hợp bé cố tình nín thở để đưa ra yêu sách với cha mẹ. Còn các cơn khóc lặng cho dù xảy ra ở loại nào thì bé cũng không thể kiểm soát được, không tự chủ được. Hiểu rõ về các loại cơn khóc lặng giúp cha mẹ có thể nhận biết và xử lý tình huống một cách hiệu quả. Từ đó tránh được những lo lắng không cần thiết và đảm bảo an toàn cho con em mình.

Khi bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái phải làm gì?

Trong trường hợp cơn khóc lặng xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là rất quan trọng để loại trừ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Khi bé có cơn khóc lặng, việc xét nghiệm thường không cần thiết ngoài hai loại chính sau đây:

Tầm soát thiếu máu thiếu sắt

Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt khá cao ở những bé mắc cơn khóc lặng, lên đến 69%. Thiếu máu thiếu sắt được xem là một nguyên nhân gây ra cơn khóc lặng, dù nguyên nhân chính xác chưa được hiểu rõ.

Một giả thuyết cho rằng thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh, gây ra các triệu chứng này. Việc bổ sung sắt đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, với tỷ lệ cơn khóc lặng giảm xuống 84.1% sau 3 tháng điều trị, so với chỉ 21.4% ở nhóm không được bổ sung sắt.

Kiểm tra điện tâm đồ (EKG) và điện não đồ (EEG)

Các xét nghiệm này cần thiết trong những trường hợp nghi ngờ có bệnh tim mạch hoặc động kinh, đặc biệt là đối với cơn khóc lặng xanh xao.

EKG giúp phát hiện các vấn đề về tim mạch, trong khi EEG giúp chẩn đoán các rối loạn thần kinh như động kinh. Những xét nghiệm này đảm bảo rằng các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng được phát hiện và điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn và sức khỏe tốt nhất cho bé.

Việc hiểu và áp dụng đúng các phương pháp xét nghiệm này sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn khi đối mặt với cơn khóc lặng của con. Bằng các phương pháp xét nghiệm có thể loại trừ được các bệnh lý tim mạch, thần kinh, để tập trung cho việc điều chỉnh cách chăm sóc bé.

Điều trị chủ yếu cho cơn khóc lặng ở bé là đánh lạc hướng bé để tránh tình trạng khóc nhiều hoặc tránh tạo ra các hoàn cảnh khiến bé khóc. Một biện pháp hiệu quả là dùng khăn lạnh đặt lên mặt bé để cắt cơn khóc.

Tình trạng bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái có nguy hiểm? 4
Có thể cần các xét nghiệm để loại trừ thiếu máu thiếu sắt hoặc các bệnh lý về tim mạch, thần kinh

Tuy nhiên, cần chú ý không chiều chuộng bé quá mức, vì có thể dẫn đến những cơn khóc dỗi (tantrums) và làm nặng thêm tình trạng khóc lặng. Việc quản lý cơn khóc lặng đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỹ năng từ phía cha mẹ, giúp bé phát triển một cách an toàn và khỏe mạnh.

Như vậy bài viết trên đã cho bạn các thông tin về tình trạng bé khóc lặng không thành tiếng người tím tái có nguy hiểm không? Mặc dù các cơn khóc lặng đa số là lành tính có thể tự khỏi, không để lại di chứng. Thế nhưng việc cha mẹ quan tâm đến các cơn khóc lặng của con để kịp thời điều trị khi mắc các bệnh lý về thần kinh hoặc tim mạch.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin